Tag
Hà Nội

Phòng dịch đau mắt đỏ lây lan khi trẻ em đi học trở lại

Tin Y tế 20/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - Dịch bệnh đau mắt đỏ hoành hành đang là nỗi ám ảnh của phụ huynh khi học sinh sắp bước vào năm học mới.
Khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ Những dịch bệnh thường gặp sau mưa, lũ và cách phòng chống Bệnh nhân đến Bệnh viện chữa trị "mắt" nhưng lại… bị mù Đau mắt đỏ ở trẻ em có thể gây nhiều biến chứng

Đau mắt đỏ có thể ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ

Theo thông tin của Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong 1 tháng trở lại đây, Khoa Mắt của bệnh viện này đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp. Trong đó, khoảng 10 - 20% trẻ gặp biến chứng nặng như: Có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc).

Bác sĩ Lưu Quỳnh Anh, Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bệnh viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm phần lòng trắng trong suốt của mắt (kết mạc nhãn cầu và mi mắt), bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân hè, dễ lây lan thành dịch.

Bệnh thường khởi phát từ 3-7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng bao gồm xung huyết kết mạc (đỏ mắt), kích thích chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ (có thể rỉ trắng, tiết tố dính nếu bệnh do virus, hoặc có thể rỉ xanh – vàng nếu do bội nhiễm vi khuẩn). Ở trẻ nhỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…

Hình ảnh trẻ bị viêm kết mạc
Hình ảnh trẻ bị viêm kết mạc đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Đặc biệt, ở trẻ em, bệnh có thể xuất hiện giả mạc (là một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc gây chảy máu, làm bệnh lâu khỏi hoặc có thể gây tổn thương giác mạc), viêm giác mạc chấm nông. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm gây biến chứng viêm loét giác mạc, làm ảnh hưởng tới thị lực lâu dài của trẻ".

Dịch viêm kết mạc thường do virus gây ra, 80% là Adenovirus, ngoài ra có thể gặp do các nguyên nhân khác như: Virus herpes, thủy đậu, poxvirus… Trẻ lây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt, mũi, miệng (tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, dụi tay vào mắt, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…).

Để phòng tránh lây lan của bệnh, bác sĩ Lưu Quỳnh Anh khuyến cáo: "Bệnh nhân nên hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay; Nếu mắt chảy nhiều nước mắt, có nhiều rỉ mắt thì sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng 1 lần) để vệ sinh, sau đó, bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh tạo thành nguồn lây cho gia đình và người xung quanh, sát khuẩn tay sau khi vệ sinh mắt; Không sử dụng kính áp tròng khi đang bị viêm kết mạc; Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như: Đồ ăn – uống, chậu – khăn rửa mặt, chăn, gối ngủ; Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…; Vệ sinh bàn ghế, không gian sinh hoạt, vui chơi của trẻ bằng các dung dịch sát khuẩn bề mặt; Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người.

Đặc biệt, khi trẻ có các triệu chứng bệnh như: đỏ mắt, chảy nước mắt, ra nhiều rỉ mắt, người lớn cần đưa trẻ đến các cơ sở khám mắt để được điều trị và xử lý biến chứng kịp thời. Cha mẹ nên cho trẻ sử dụng riêng các vật dụng cá nhân: chăn, gối, khăn mặt...

Không chủ quan với dịch đau mắt đỏ

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt, phòng khám mắt trên địa bàn thành phố liên tục tiếp nhận các trường hợp đến khám các bệnh lý về mắt. Trong đó, đáng nói, bệnh nhân đau mắt đỏ gặp ở mọi lứa tuổi chiếm khoảng 50% bệnh nhân tới khám.

Bệnh đau mắt đỏ cũng đang bùng phát mạnh ngay thời điểm trẻ em bắt đầu đi học trở lại. Đặc biệt, nhiều em học sinh trong cùng 1 lớp lây chéo nhau và về lây cho người thân trong gia đình.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thời gian gần đây, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cũng liên tục tiếp nhận và điều trị các ca bệnh liên quan đến đau mắt đỏ, đối tượng mắc bệnh bao gồm cả trẻ em lẫn người lớn. Tương tự, tại Bệnh viện Mắt Trung ương cũng ghi nhận số ca tới viện thăm khám do đau mắt đỏ có sự gia tăng.

Hiện nay, thời tiết đang bước vào thời điểm nắng nóng xen lẫn mưa gió. Thời tiết nóng ẩm kéo dài, cộng thêm bước chuyển mình sang mùa thu, làm bùng phát dịch bệnh đau mắt đỏ. Chưa kể, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, vệ sinh kém, dùng chung đồ cá nhân... càng khiến căn bệnh dễ lây lan hơn.

Chị Nguyễn Thu Hoa (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Chỉ còn một tuần nữa, các cháu sẽ khai giảng và bước vào năm học mới. Tôi rất lo lắng vì đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan nhanh. Nếu trong lớp có 1,2 bạn bị thì sẽ rất dễ lây lan cho nhau. Nhiều gia đình không để ý đưa con đi khám sớm trong khi trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ rất dễ biến chứng nặng".

Đau mắt đỏ nhanh chóng trở thành dịch vì tốc độ lây lan rất nhanh do tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi, chạm tay vào những vật dụng hay đồ dùng cá nhân nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khóa, tay nắm cửa, chậu rửa bát, nút bấm cầu thang, điện thoại, đồ chơi… sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh ao hồ, bể bơi… thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng, nếu việc vệ sinh, chăm sóc và điều trị tốt, bệnh thường diễn biến trong khoảng từ 5 - 10 ngày. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị để kéo dài, thường xuyên tái phát và gây ra biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc, mù lòa…

Đáng lo ngại, để điều trị đau mắt đỏ cho trẻ nhỏ, nhiều phụ nữ thường tự ý mua thuốc điều trị không theo tư vấn, đơn kê của bác sĩ dẫn đến bệnh kéo dài không khỏi, tăng nặng, biến chứng viêm giác mạc. Đặc biệt, người già hoặc trẻ nhỏ là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ mắc bệnh đau mắt đỏ và có nguy cơ biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Đọc thêm

Phẫu thuật thành công ung thư vú bị vỡ cho cụ bà 85 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật thành công ung thư vú bị vỡ cho cụ bà 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công điều trị ung thư vú cho bệnh nhân cao tuổi kèm nhiều bệnh nền, thể trạng gầy yếu.
Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật” Tin Y tế

Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật”

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến thăm, làm việc với Bệnh viện Bạch Mai nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95% Tin Y tế

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95%

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 25/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Tin Y tế

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng Tin Y tế

Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng

TTTĐ - Trong tuần, số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục tăng mạnh, tổng cộng có hơn 200 ca mắc sởi và hơn 200 ca mắc tay chân miệng.
Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần Tin Y tế

Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần

TTTĐ - Sở Y tế ban hành kế hoạch 1487/KH-SYT về bảo vệ sức khoẻ tâm thần trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để giảm tỷ lệ mắc, tái phát các rối loạn tâm thần, giảm tỷ lệ tử vong, tàn tật và tổn hại kinh tế, tâm lý xã hội do bệnh tâm thần gây ra.
Tập trung xử lý ổ dịch sởi tại trường học Tin Y tế

Tập trung xử lý ổ dịch sởi tại trường học

TTTĐ - Sau khi nhận được thông báo về 7 trường hợp học sinh mắc bệnh sởi tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (số 67 phố Cửa Bắc, phường Quán Thánh, quận Ba Đình), trạm y tế phường Quán Thánh đã nhanh chóng cử cán bộ đến trường để điều tra sơ bộ, làm việc với ban giám hiệu nhà trường để thống nhất biện pháp xử lý và phòng, chống dịch.
Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Xem thêm