Quản lý chặt chất lượng nước uống đóng bình
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo
Dự buổi Hội thảo có ông Nguyễn Văn Nhiên - Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế; ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; ông Nguyễn Minh Đức - TBT báo Kinh tế & Đô thị; ông Lại Bá Hà, Phó TBT báo Kinh tế & Đô thị cùng Lãnh đạo Chi cục ATVSP Hà Nội, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội; và các đại biểu đến từ quận, huyện, xã, phường…
Theo thống kê của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, hiện toàn thành phố có 580 cơ sở nước uống đóng bình và nước đá dùng liền được quản lý và cấp phép hoạt động. Từ đầu năm 2018 đến nay, các đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) của thành phố đã thanh tra, kiểm tra 416 cơ sở. Qua đó, có 98 cơ sở vi phạm, trong đó xử phạt hành chính 72 cơ sở với số tiền hơn 226 triệu đồng và 7 cơ sở bị dừng hoạt động.
Các lỗi vi phạm chủ yếu gồm: Mẫu nước uống đóng chai, nước đá dùng liền không đạt chất lượng, không bảo đảm ATTP trong quá trình sản xuất; nhãn sản phẩm không đúng quy định; người lao động không có giấy khám sức khỏe hoặc có nhưng hết hạn…
Bên cạnh đó, trong 8 tháng của năm 2018, phòng Công tác thanh tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 3 vụ việc liên quan đến các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.
Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đánh giá, công tác thanh, kiểm tra có nhiều khó khăn do nhiều cơ sở nhỏ lẻ, len lỏi trong khu dân cư nên khó bị phát hiện. Hoặc khi cơ sở thôi không hoạt động nữa không có báo về phía cơ quan quản lý hoặc cơ sở trong quá trình sản xuất thử cũng không có báo cáo. Do đó, ông Trần Ngọc Tụ đề nghị, phòng y tế các địa phương cần tăng cường kiểm tra các cơ sở trên địa bàn để kịp thời phát hiện cơ sở không tuân thủ các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong thời gian tới công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố cần có sự phối hợp hơn nữa của cơ quan báo chí, nhằm thông tin về tình trạng VSATTP.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra VSATTP, rà soát các cơ sở sản xuất. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về VSATTP đến tận phường xã, mỗi người dân có thể thông tin tới cơ quan quản lý về cơ sở không đảm bảo VSATTP.
Cần tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm của cơ sở sản xuất sản phẩm tiêu dùng. Không những thế cần công khai những vi phạm trên phương tiện truyền thông để người dân nắm được.
Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp, xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ATTP, nhằm giúp cải thiện công tác quản lý VSATTP trên địa bàn TP có chuyển biến tốt hơn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử
