Quảng Ninh coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng cải cách hành chính
Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc
Bài liên quan
Quảng Ninh: Khởi tố đối tượng dùng súng quân dụng bắn người
Quảng Ninh: 29 học sinh giỏi nhận khen thưởng từ Bộ GD&ĐT
Ấn tượng đêm khai mạc Gala Xiếc ba miền tại Quảng Ninh
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm nhiệm Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ninh
Quảng Ninh: Vận chuyển pháo lậu, 3 đối tượng nhận án tù giam
Quảng Ninh đốc thúc chi tiền hỗ trợ người dân gặp khó do Covid-19
Quảng Ninh tổ chức Gala Xiếc ba miền vào những ngày cuối tháng 5
Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh, các sở, ngành, địa phương; các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cải cách hành chính, công nghệ thông tin của tỉnh.
Hội nghị được trực tuyến tại 177 điểm cầu xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp tỉnh Quảng Ninh giữ vị trí dẫn đầu 63 tỉnh, thành phố về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) của tỉnh cũng có sự thăng hạng xuất sắc khi vươn lên vị trí dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 của tỉnh đã có sự cải thiện đáng kể cả về điểm số và thứ hạng của từng trục nội dung, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố.
Cùng với 3 chỉ số trên, chỉ số ICT của tỉnh Quảng Ninh năm 2019 cũng có sự cải thiện sau 4 năm liên tiếp đứng ở vị trí thứ 4 bảng xếp hạng thì năm 2019 đã vươn lên vị trí thứ 3 toàn quốc với 0,735 điểm, tăng 0,0954 điểm so với năm 2018. Chỉ số ICT được đánh giá ở 3 thành phần chính gồm: Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh khẳng định kết quả tích cực của các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT là thành quả từ sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên trì, quyết liệt của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của hệ thống chính trị toàn tỉnh trong việc phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược. Cùng với phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo ra tính kết nối vùng, quốc tế, phục vụ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp, đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất tốt, công tác cải cách hành chính của Quảng Ninh đã đi được những bước dài và vững chắc.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Tỉnh tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ CCHC. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương, dành thời gian để tiếp tục chỉ đạo CCHC tại cơ quan, đơn vị mình. Cả hệ thống chính trị xác định tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ CCHC; phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như mở kênh để khuyến khích người dân tham gia giám sát CCHC và đóng góp phản biện...
Chú trọng tuyên truyền CCHC, nâng cao nhận thức tư duy cho đội ngũ CBCC của cả hệ thống chính trị; tập trung xử lý nội dung người dân, doanh nghiệp còn phàn nàn liên quan đến phẩm chất đạo đức, tham nhũng vặt, hành vi thiếu ý thức, trách nhiệm và tinh thần phục vụ hoặc có một bộ phận nhỏ chưa nhiệt huyết trách nhiệm, thậm chí thờ ơ, vô cảm với những yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Năm 2019, kết quả đánh giá chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2019 cho thấy tỷ lệ hài lòng trung bình là 93,46%. Kết quả SIPAS 2019 của các sở, ban, ngành có tỷ lệ hài lòng trung bình là 92,31%, trong đó Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị đứng thứ nhất với tỷ lệ đánh giá hài lòng là 94,54%. Thanh tra tỉnh là đơn vị có tỷ lệ đánh giá hài lòng thấp nhất trong các sở, ban, ngành với tỷ lệ hài lòng 85,88%.
Tỷ lệ hài lòng chung đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố là 93,62%, trong đó TP. Hạ Long là đơn vị có tỷ lệ đánh giá hài lòng cao nhất với 95,17. Huyện Bình Liêu là đơn vị có tỷ lệ đánh giá hài lòng thấp nhất với 91,71%.
Đối với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ đánh giá hài lòng chung là 94,65%, trong đó Công an tỉnh là đơn vị có tỷ lệ đánh giá hài lòng cao nhất với 95,71% . Cục thuế tỉnh là đơn vị có tỷ lệ đánh giá hài lòng thấp nhất với 93,37%.
Về kết quả đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện năm 2019 cho thấy, giá trị trung bình chỉ số DGI của 13 huyện/thị xã/thành phố đạt được là 83,93%. Qua kết quả tổng hợp, phân tích các nội dung chỉ số DGI năm 2019 cho thấy các chỉ số nội dung đều đạt điểm khá cao, đồng thời kết quả năm 2019 cũng chỉ ra TP Hạ Long là đơn vị có kết quả đánh giá chỉ số hiệu quả quản trị cấp huyện cao nhất, đứng thứ 2 là huyện Tiên Yên, đứng vị trí thứ 3 là thị xã Quảng Yên, huyện Cô Tô là đơn vị có kết quả đánh giá thấp nhất với vị trí 13/13 huyện, thị xã, thành phố.
Đặc biệt, về đánh giá mức độ chính quyền điện tử của các sở, ban, ngành được đánh giá dựa trên 3 nhóm tiêu chí. Trong đó nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật đạt điểm cao nhất 98%, nhóm tiêu chí về ứng dụng đạt thấp nhất 70%. Mức độ chính quyền điện tử của các sở, ban, ngành đạt ở mức khá với 73,83 điểm/100 điểm cao hơn 5 điểm so với năm 2018.
Đánh giá mức độ chính quyền điện tử cấp huyện cho kết quả điểm trung bình năm 2019 đạt được 128 điểm/170 điểm, đạt 75% so với yêu cầu của Bộ tiêu chí, điểm trung bình năm nay cao hơn 7 điểm so với điểm trung bình năm 2018 (tăng 5%). TP Uông Bí là đơn vị đạt điểm cao nhất 154 điểm/170 điểm, đạt 90%.
Năm 2019 là năm đầu tiên tỉnh Quảng Ninh đánh giá mức độ chính quyền điện tử đến 100% đơn vị cấp xã. Mức độ chính quyền điện tử của các đơn vị cấp xã đã đạt mức tiệm cận mức độ khá, đạt điểm trung bình 59 điểm, tăng gần 43% so với năm 2018. Đây là kết quả cao so với mặt bằng trung toàn quốc.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, kết quả đánh giá các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác CCHC, nâng cao hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, hiệu quả quản trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, qua kết quả tổng hợp, phân tích cũng cho thấy, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, địa phương, kết quả chỉ số CCHC chưa cao, đồng thời có tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức tương đối thấp. Trong đó, vẫn còn những hạn chế như: Đơn vị, người dân, người đại diện tổ chức phản ánh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính phải đi lại từ 3 lần trở lên; vẫn còn tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu; việc cập nhật thông tin trên cổng thành phần của các đơn vị, địa phương còn hạn chế, thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến quy hoạch, môi trường; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được cải thiện, tuy nhiên chưa đảm bảo mức độ 40% theo chỉ đạo của tỉnh.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, CCHC là nhiệm vụ phải làm thường xuyên, liên tục và lâu dài, cần phải thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu. Do đó, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác CCHC, đồng chí yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị cần phát huy những kết quả đạt được, đồng thời nhận diện những tồn tại, hạn chế để kịp thời khắc phục.
Nhân dịp này, tại hội nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên dương, khen thưởng 44 tập thể và 31 cá nhân có thành tích xuất sắc góp phần nâng cao các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT và đạt kết quả cao về mức độ chính quyền điện tử cấp sở, cấp huyện, cấp xã năm 2019.