Quảng Trị: Từ chối tiếp nhận phim trường “Mưa đỏ”
Amee tranh thủ chụp ảnh, trò chuyện cùng fans qua điện thoại tại phim trường Rời phim trường, Phan Minh Huyền dẫn con trai cực đáng yêu đi chơi dịp 1/6 Phan Minh Huyền trùm chăn giữ ấm ở phim trường |
![]() |
Phim trường “Mưa đỏ” tại thị xã Quảng Trị (Ảnh Điện ảnh QĐND) |
Ngày 26/2, UBND thị xã Quảng Trị có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Trị trả lời về đề xuất tặng phim trường “Mưa đỏ” của Điện ảnh Quân đội Nhân dân.
Theo nội dung văn bản của thị xã Quảng Trị, đất xây dựng phim trường là đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình thôn Tích Tường, xã Hải Lệ và khu phố 1, phường An Đôn.
Vị trí của phim trường bối cảnh phim truyện điện ảnh “Mưa đỏ” nằm cạnh bờ sông Thạch Hãn. Đây là vùng thấp trũng, thường xuyên bị ảnh hưởng khi mưa lũ.
Trong khi đó, phim trường của “Mưa đỏ” được xây dựng, kết cấu không đảm bảo an toàn. Sau khi thực hiện phim xong, hiện trường không còn nguyên vẹn... Do đó, không thể cải tạo, bảo tồn và phát triển thành điểm đến tham quan, du lịch.
![]() |
Phim trường “Mưa đỏ”, cạnh sông Thạch Hãn, là vùng thấp trũng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên khó tiếp nhận xây dựng thành điểm du lịch (Ảnh: Điện ảnh QĐND) |
Ngoài ra, khi mùa mưa lũ tới, nguy cơ hạ tầng cơ sở nói trên sẽ bị cuốn trôi về sông Thạch Hãn, làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
Do đó, thị xã Quảng Trị không đề xuất phương án tiếp nhận phim trường bối cảnh phim điện ảnh Mưa đỏ. Đồng thời, thị xã báo cáo UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Điện ảnh Quân đội Nhân dân thực hiện thu gom phế liệu, vật dụng; san lấp hoàn trả mặt bằng cho các hộ gia đình tiếp tục sản xuất nông nghiệp trước ngày 15/3 tới.
Trước đó, ngày 16/1, Điện ảnh Quân đội Nhân dân đề xuất tỉnh Quảng Trị tiếp nhận phim trường “Mưa đỏ” bên sông Thạch Hãn. Theo văn bản đề nghị, phim trường 50ha có thể tận dụng thành điểm du lịch trải nghiệm, giáo dục lịch sử, tạo ra nguồn thu, việc làm… cho địa phương.
Được biết, bộ phim “Mưa đỏ” có nhiều cảnh chiến tranh, đòi hỏi đảm bảo hiệp đồng tốt giữa các bộ phận, bối cảnh phần lớn được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị. Một số điểm quay khác được bố trí ở Huế, Hà Nội.
Phim phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường của quân dân ta trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, cùng cuộc đấu trí trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris, đồng thời ca ngợi khát vọng hòa bình, vừa chuyển tải thông điệp về tình đồng đội, tình yêu đôi lứa.
Phim điện ảnh “Mưa đỏ” sẽ ra mắt khán giả vào ngày 2/9/2025, tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có

Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ

Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn

NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại bất ngờ và bùng nổ tiếng cười

Nhà báo Long Vũ dẫn "dàn Táo" trở lại "Cuộc hẹn cuối tuần"

Những chương trình giải trí và thể thao đặc sắc không thể bỏ qua

Đình Tú, Thu Quỳnh "mở hàng" phim khung giờ mới của VTV
