Quốc hội thông qua Luật Biên phòng Việt Nam
Nhiều ý kiến đóng góp về quyền chủ trì, duy trì an ninh biên giới của Bộ đội Biên phòng |
Luật Biên phòng Việt Nam có 6 chương, 36 điều. Luật quy định các chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, hoạt động, lực lượng, bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân về biên phòng.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Biên phòng Việt Nam |
Việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm, tư duy mới của Đảng, Nhà nước về bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia nhưng chưa được thể chế hóa thành pháp luật.
Theo đó, Luật Biên phòng Việt Nam sẽ là cơ sở pháp lý nâng cao năng lực tổ chức, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng trong tình hình mới.
Cụ thể, Luật giúp củng cố cơ sở pháp lý cho việc nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ biên phòng của các lực lượng; Cùng đó, giúp củng cố cơ sở pháp lý cho việc nâng cao năng lực phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng của các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; nâng cao năng lực hợp tác quốc tế về biên phòng…
Quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam đã được thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Bảo đảm tính minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, dễ thực hiện; Vấn đề bình đẳng giới và yêu cầu cải cách thủ tục hành chính được bảo đảm; Không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.