Tag

Quy định mới về xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Giáo dục 06/04/2024 13:27
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/5/2024.
Đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú cho 57 cá nhân Công bố danh sách đề nghị xét danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú năm 2023

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2024/NĐ-CP ngày 02/4/2024 quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” (NGND, NGƯT).

So với Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định về xét tặng NGND, NGƯT, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP có một số điểm mới để giải quyết vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thời gian vừa qua và tiếp cận yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đặc biệt yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Quy định mới về xét tặng Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
Ảnh minh họa

Quy định rõ hơn cách tính thời gian, nhóm đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định các thành tích để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT phải đạt được trong thời gian công tác trong ngành Giáo dục; không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Cá nhân được hưởng lương và bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm tại đơn vị nào thì đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT tại đơn vị đó.

Cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục trong thời gian giữ chức vụ quản lý, có tham gia nuôi dạy, giảng dạy đủ định mức tối thiểu theo quy định thì được tính thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy và được quy đổi theo các mức cụ thể.

Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của từng đối tượng, loại hình cơ sở giáo dục có tính chất tương đồng, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP chia thành 7 nhóm đối tượng thống nhất ở cả tiêu chuẩn NGND và tiêu chuẩn NGƯT để xây dựng tiêu chuẩn theo 7 nhóm đối tượng, tạo sự mạch lạc trong văn bản cũng như sự tôn vinh của cấp học, bậc học đó và thuận lợi cho các cơ sở giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị định.

Cụ thể 7 nhóm gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non; nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường giáo dưỡng, trường năng khiếu, trường dự bị đại học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp; nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng, trung tâm chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ban, ngành.

Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ nghiên cứu giáo dục; cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở; cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp tổng cục, bộ, ban, ngành; nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục đang công tác từ 5 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

Quan tâm nhóm đối tượng đặc thù

Một điểm mới đặc biệt trong Nghị định số 35/2024/NĐ-CP là xây dựng tiêu chuẩn cho nhóm đối tượng đặc thù theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022.

Cụ thể, thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 2 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ, chính sách ưu tiên khi đề nghị xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT.

Nghị định bổ sung tiêu chuẩn đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục có 15 năm trở lên liên tục công tác tại các trường, điểm trường ở vùng xa xôi hẻo lánh thuộc thôn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương; vận động được nhiều người học đến trường và duy trì sĩ số học sinh được cấp huyện khen thưởng thì hội đồng cấp huyện căn cứ đề xuất của cơ sở giáo dục để bình xét và lựa chọn không quá 1 nhà giáo hoặc cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục tiêu biểu cho mỗi đợt xét.

Thực tế cho thấy, qua 16 lần xét tặng, các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy học sinh khuyết tật, công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được phong tặng còn rất ít, chưa phản ánh hết những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo công tác tại môi trường đặc thù.

Việc điều chỉnh về tiêu chuẩn, thời gian trực tiếp giảng dạy thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng khó khăn; đồng thời tạo động lực để các nhà giáo tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt thành tích cao hơn trong giảng dạy, giáo dục, góp phần đưa giáo dục vùng khó khăn chuyển biến tích cực.

Hiện nay, cả nước có 32 trung tâm và 34 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật với hơn 2.000 cán bộ giáo viên. Trong 3 lần xét tặng gần đây theo Nghị định số 27/2015/NĐ-CP mới chỉ có 2 cán bộ quản lý được phong tặng danh hiệu NGƯT, chưa có giáo viên trực tiếp giảng dạy được phong tặng.

Học sinh khuyết tật có nhiều hạn chế về khả năng nghe, nhìn và vận động; vì vậy công tác chăm sóc, giáo dục các em đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức và sự kiên trì hơn so với đối tượng học sinh bình thường.

Để bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng, Nghị định số 35/2024/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiếp để trường hợp nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2023 còn thiếu tiêu chuẩn về chủ trì biên soạn báo cáo chuyên đề tại các hội nghị, hội thảo chuyên môn do Bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp sở, ban, ngành tổ chức.

Nghị định cũng quy định về tác giả sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh thì được áp dụng các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 27/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2015 (khi đề nghị xét tặng danh hiệu vinh dự này lần thứ 17 vào năm 2026).

Bổ sung tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP bổ sung một số tiêu chuẩn mới để đánh giá tài năng sư phạm của nhà giáo. Cụ thể như: Biên soạn báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc chủ trì biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng… để thể hiện năng lực sư phạm, kỹ năng mềm, khả năng tổ chức các hoạt động chuyên môn và tính lan tỏa, ảnh hưởng của nhà giáo tại địa phương nơi công tác.

Ngoài danh hiệu giáo viên dạy giỏi, bổ sung danh hiệu giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi… bởi vì thực tế trong ngành Giáo dục còn có danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên Tổng phụ trách Đội giỏi, giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi, giáo viên, giảng viên đoạt giải tại các kỳ thi, cuộc thi, hội thi cấp bộ, ban, ngành, tỉnh trở lên... Các quy định về nội dung, tiêu chuẩn, hồ sơ, thẩm quyền tổ chức hội thi của các hội thi này là tương đương nhau.

Đối với tiêu chuẩn đào tạo tiến sĩ, hiện nay không phải trường đại học nào, ngành học nào cũng được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ, nhất là đối với các trường đại học tư thục, trường đại học trực thuộc địa phương. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đề xuất thay thế thành tích đào tạo tiến sĩ đối với các ngành, trường không được giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bằng thành tích hướng dẫn học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; hoặc hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên đoạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường hoặc nhà giáo có đề tài nghiên cứu khoa học đoạt giải (hoặc khen thưởng) cấp trường trở lên… nhằm tạo điều kiện cho các nhà giáo thuộc trường đại học thuộc địa phương, tư thục có cơ hội tham gia xét tặng.

Quy định rõ về sáng kiến để xét tặng danh hiệu NGND, NGƯT. Sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong giảng dạy hoặc quản lý và có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh cho phù hợp với các quy định về điều lệ sáng kiến và Luật Thi đua, khen thưởng (Nghị định số 27/2015/NĐ-CP quy định là sáng kiến do cấp trên trực tiếp quản lý công nhận).

Cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng

Nghị định số 35/2024/NĐ-CP cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình, thời gian, cụ thể hóa các tiêu chí theo hướng định lượng tiêu chuẩn, tạo thuận lợi cho các đối tượng được xét tặng, cũng như các cấp hội đồng.

Theo Nghị định số 35, chỉ còn 3 cấp hội đồng (cấp cơ sở, cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đại học quốc gia, cấp Nhà nước). Không quy định việc thành lập Hội đồng xét tặng nhà giáo tại các cơ sở giáo dục, đơn vị; việc lấy phiếu tín nhiệm, hướng dẫn khai hồ sơ, xác nhận hồ sơ, đánh giá uy tín, tầm ảnh hưởng của nhà giáo sẽ do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị thực hiện nhằm giảm bớt 1, thậm chí có hồ sơ nhà giáo giảm được 2 cấp hội đồng trong quá trình xét tặng.

Điều chỉnh Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng đại học quốc gia đề nghị trình lên Hội đồng cấp Nhà nước, không qua Hội đồng chuyên ngành của Bộ GD&ĐT để thực hiện theo đúng quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, bảo đảm sự công bằng về số lượng cấp hội đồng đối với nhà giáo thuộc bậc học mầm non, phổ thông so với các bậc học khác.

Đọc thêm

Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy Giáo dục

Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 15/5, hơn 2,1 nghìn học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội tham gia buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường.
Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Hà Nội có 7 dự án khối học sinh giành giải Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI.
Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10 Giáo dục

Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10

TTTĐ - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tổng số học sinh lớp 9 năm học 2023 - 2024 là 114.933 em, trong đó có 98.681 học sinh đăng ký thi lớp 10 và 16.252 em không đăng ký.
20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024 Giáo dục

20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024

TTTĐ - Tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 Giáo dục

Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 vừa ký ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 14/5/2024 về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025.
Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh Giáo dục

Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh

TTTĐ - Trường THPT Thường Tín và THPT Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) phối hợp với Công an huyện tổ chức buổi tuyên truyền Luật Căn cước mới cho học sinh.
Thầy trò tăng tốc, dốc lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

Thầy trò tăng tốc, dốc lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Chưa đầy 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 Hà Nội sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đây là kỳ thi được đánh giá căng thẳng hơn thi đại học bởi tính chất cạnh tranh khốc liệt. Thời điểm này, thầy và trò các nhà trường đều đang tăng tốc, dốc lực trong chặng nước rút…
Học sinh trường Ams giành giải Nhất thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh trường Ams giành giải Nhất thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Dự án "Thiết bị thông minh hỗ trợ phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động sau tai biến" của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa giành giải Nhất cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VI năm 2024.
Bí quyết tránh"rơi điểm" khi làm bài thi môn Toán Giáo dục

Bí quyết tránh"rơi điểm" khi làm bài thi môn Toán

TTTĐ - Chỉ còn khoảng 3 tuần để các em học sinh ôn thi vào lớp 10. Vì vậy, việc nắm bắt cấu trúc đề thi môn Toán, đạt được mục tiêu lấy điểm ở các dạng bài trong đề thi nhằm có điểm số mong muốn là yếu tố vô cùng quan trọng.
Trường học thông minh - bước tiến mới của ngành Giáo dục Ba Đình Giáo dục

Trường học thông minh - bước tiến mới của ngành Giáo dục Ba Đình

TTTĐ - Theo kế hoạch của UBND quận Ba Đình, giai đoạn 2023-2025, một số trường mầm non, tiểu học và THCS sẽ được đầu tư xây dựng trường học thông minh với camera kết hợp AI nhận diện khuôn mặt và chỉ số cảm xúc, màn hình tương tác, bài giảng số…
Xem thêm