Tag

Rà soát kỹ nguồn gốc đất đai giúp đảm bảo quyền lợi cho người dân trong diện thu hồi đất

Tin tức 09/08/2023 13:27
aa
TTTĐ - Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, công tác giải phóng mặt bằng là việc quan trọng trong quá trình triển khai dự án đường Vành đai 4. Thành phố đã rà soát kỹ lưỡng nguồn gốc đất đai, kiểm đếm tài sản trên đất để từ đó đưa ra những chính sách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân.
Đã có quyết định giám đốc thẩm nhưng vẫn rục rịch chuyển nhượng đất
Sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội đối thoại với Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Cán bộ Mặt trận đề xuất với lãnh đạo thành phố Hà Nội 4 nhóm vấn đề lớn Tập trung 3 giải pháp cốt lõi nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

Sáng 9/8, tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Thành ủy với MTTQ các cấp TP Hà Nội, nội dung liên quan đến tình hình triển khai công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư và việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trong diện thu hồi đất để thực hiện dự án Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã được đại biểu gửi tới lãnh đạo TP.

Rà soát kỹ nguồn gốc đất đai giúp đảm bảo quyền lợi cho người dân trong diện thu hồi đất
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng trao đổi tại buổi đối thoại với MTTQ các cấp thành phố

Sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân là điều kiện quan trọng

Trực tiếp trao đổi về nội dung này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết: Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án đầu tư quan trọng quốc gia.

Quốc hội, Chính phủ tin tưởng giao cho TP Hà Nội là cơ quan triển khai dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Dự án thành phần thực hiện đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn TP Hà Nội và dự án thành phần 3 (dự án PPP); Đồng thời là cơ quan đầu mối phối hợp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh tổ chức thực hiện dự án.

Với quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 3 tỉnh, TP Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo ra tuyến vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị;

Đồng thời, tổ chức lại cơ cấu dân cư và phát triển kinh tế trong quá trình tái thiết và phát triển đô thị kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng Thủ đô, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày 25/6/2023, dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã được khởi công tại 4 vị trí ở các huyện: Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn, nơi có đường Vành đai 4 đi qua.

Đến nay, việc triển khai dự án đang rất khẩn trương với sự vào cuộc của các cấp, các ngành TP. Với trách nhiệm và vinh dự, trong thời gian tới TP Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, triển khai đáp ứng yêu cầu đặt ra theo Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ.

Về công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết: Tính đến ngày 28/7/2023, UBND các quận, huyện đã giải phóng mặt bằng xong 686,54/793,80 ha, đạt 86,49%, diện tích đất thu hồi. Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, cần phải di chuyển 10.034 ngôi mộ. Tính đến ngày 28/7/2023, UBND các quận, huyện đã di chuyển 6.258 ngôi mộ, đạt tỷ lệ 62,37%. Dự kiến, TP Hà Nội sẽ hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 31/12/2023.

Rà soát kỹ nguồn gốc đất đai giúp đảm bảo quyền lợi cho người dân trong diện thu hồi đất
Lãnh đạo TP Hà Nội dự buổi đối thoại

Theo Bí thư Thành ủy, có 14 khu tái định cư được đầu tư xây dựng để phục vụ thu hồi đất thực hiện dự án tại các huyện: Sóc Sơn (1 khu), Mê Linh (3 khu), Đan Phượng (2 khu), Hoài Đức (2 khu), Thanh Oai (2 khu), Thường Tín (4 khu).

Hiện có 2 khu (1 khu tại huyện Sóc Sơn và 1 khu tại huyện Thường Tín) đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 12 khu đang triển khai các thủ tục liên quan.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng là việc quan trọng trong quá trình triển khai dự án đường Vành đai 4. Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục là một khâu quan trọng để tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, giúp dân hiểu và thực hiện theo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Trong quá trình triển khai, TP đã rà soát kỹ lưỡng nguồn gốc đất đai, kiểm đếm tài sản trên đất, nhất là đối với các thửa đất còn chưa chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục, pháp lý, pháp nhân; Các thửa đất có nhiều hộ gia đình sinh sống; Các khu mộ tổ, mộ vô chủ, mộ chưa cải táng... để từ đó, đưa ra những chính sách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân.

Bí thư Thành ủy cho biết, Thành ủy Hà Nội đã giao Ủy ban Kiểm tra Thành ủy làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc lập, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, không để xảy ra tình trạng thiếu kinh phí, thất thoát kinh phí, lãng phí, tiêu cực làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Ban Tuyên giáo Thành ủy làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận xã hội. Ban Dân vận Thành ủy phối hợp với MTTQ TP làm tốt công tác vận động, thuyết người dân cùng chung tay góp phần triển khai xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

“Với quyết tâm cao, cùng với sự đồng lòng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó cấp ủy, chính quyền các cấp quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, cộng với sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân nơi có dự án đi qua là một điều kiện quan trọng để dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đạt được những kết quả khả quan...”- Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết.

Cũng theo Bí thư Thành ủy, trong quá trình triển khai, Hà Nội đã chủ động tiến hành công tác quy hoạch hai bên đường Vành đai 4 đồng bộ ngay từ đầu để quản lý đất dễ hơn, tạo thuận lợi cho các bước triển khai tiếp theo.

Rà soát kỹ nguồn gốc đất đai giúp đảm bảo quyền lợi cho người dân trong diện thu hồi đất
Quang cảnh buổi đối thoại

Quyết tâm khép kín các vành đai

Về ý kiến liên quan đường Vành đai 1, 2 và 3 để tạo sự đồng bộ trong kết nối hạ tầng giao thông của TP, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết: Hà Nội hiện quy hoạch 7 tuyến đường vành đai, trong đó 5 tuyến vành đai chính (1, 2, 3, 4, 5) và 2 tuyến vành đai hỗ trợ (2,5 và 3,5).

Các quy hoạch này nhằm từng bước khép kín các tuyến đường vành đai, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô cũng như tăng cường kết nối, lan tỏa giữa các địa phương trong Vùng Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, tuyến Vành đai 1 dài hơn 7 km qua các phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Hoàng Cầu - Voi Phục. Hiện còn đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (khoảng 2,3 km) với tổng đầu tư dự án gần 7.800 tỉ đồng, được phê duyệt từ tháng 12/2017, dự kiến hoàn thành năm 2020, nhưng đến nay chưa hoàn thành.

“Tại buổi kiểm tra ngày 4/4 vừa qua, tôi đã yêu cầu điều chỉnh dự án để tập trung triển khai thực hiện trong phạm vi chỉ giới tuyến đường vành đai 1 trước. Đối với diện tích dự kiến làm bãi đỗ xe, cây xanh thì sẽ nghiên cứu quy hoạch và triển khai sau; Đồng thời, yêu cầu có chính sách tốt nhất để người dân đồng thuận, đảm bảo hoàn thành giải phóng mặt bằng vành đai 1 năm 2023, thông tuyến đường năm 2024”- Bí thư Thành ủy cho biết.

Đối với đường Vành đai 2, Bí thư Thành ủy cho biết, hiện đã đầu tư hoàn thiện được 32 km, trong đó có ba cầu lớn là Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Đông Trù.

Vừa qua, TP đã đồng ý chủ trương đầu tư khép kín đường Vành đai 3 đoạn trên địa bàn huyện Đông Anh với chiều dài 14,9km, bề ngang 68m, dự kiến tổng mức đầu tư 7.690 tỷ đồng, phấn đấu trong nhiệm kỳ hoàn thành.

“TP Hà Nội khẳng định sẽ quyết tâm hoàn thành các đoạn đường còn lại để khép kín các đường Vành đai 1, 2, 3, từ đó đồng bộ với đường Vành đai 4, tạo ra sự phát triển bền vững trong hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô; Đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất giữa các tỉnh thành và nâng cao đời sống người dân trong khu vực”- Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết.

Đọc thêm

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ Thời sự

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 71 năm, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ đập tan cố gắng chiến tranh cao nhất của thực dân Pháp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy Tin tức

Ngày 7/5, Quốc hội bàn các vấn đề về tinh gọn bộ máy

TTTĐ - Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết, dự án luật liên quan trực tiếp đến tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính.
Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 Tin tức

Triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 3883/VPCP-PL ngày 06/5/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập? Tin tức

Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?

TTTĐ - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sáp nhập. Còn Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định.
Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ Tin tức

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho giai đoạn tiếp theo thì phải tập trung cho đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo...
Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân Tin tức

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, nếu không dựa vào đổi mới sáng tạo, sau một chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam dễ đối mặt với nguy cơ bong bóng thị trường bất động sản, mất cân đối thị trường lao động và tài chính. Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ là luật đầu tiên giúp khơi thông tiềm năng, đặc biệt cho khu vực kinh tế tư nhân và sự hợp tác công tư
Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Xem thêm