Tag
Tổng thư ký, Chủ nhiệm VPQH Bùi Văn Cường:

Rà soát tổng thể hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch

Thời sự 19/10/2021 17:39
aa
TTTĐ - Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra từ ngày 20/10 đến ngày 13/11, được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt.
Đề xuất 59 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp

Chiều 19/10, Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo

Kỳ họp sẽ khai mạc vào ngày 20/10, bế mạc vào ngày 13/11. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ họp được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt:

Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (11 ngày, từ ngày 20/10 đến ngày 30/10/2021). Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy, 1 ngày chủ nhật. Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó; Đại biểu Quốc hội công tác tại các cơ quan Trung ương (bao gồm cả Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.

Đợt 2: Họp tập trung tại Nhà Quốc hội (6 ngày, từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021). Quốc hội làm việc 1 ngày thứ bảy.

Ngoài ra, dự phòng phương án nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí đợt 2 liền mạch với đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung thời gian cho công tác phòng, chống dịch.

Về nội dung kỳ họp, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp), xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn thông tin về nội dung kỳ họp
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn thông tin về nội dung kỳ họp

Theo đó, những dự án Luật, Nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế; Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Những dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính NSNN 3 năm 2022-2024;

Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao; Các báo cáo của Chính phủ về: Công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021.

Quốc hội cũng nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Đồng thời, Quốc hội dự kiến xem xét, quyết định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025); Quyết định về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Các báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; Việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020...

Quốc hội cũng sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn)...

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại buổi họp báo.

Về vấn đề cải cách tiền lương, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, đây là vấn đề rất quan trọng, tác động đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, vừa qua tình hình dịch COVID-19 đã tác động hết sức nghiêm trọng đến kinh tế xã hội của nước ta. Dịch bệnh không chỉ tác động đến chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh, đến đời sống mà còn phải chi nhiều ngân sách cho công tác phòng chống dịch.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường lấy dẫn chứng việc phải chi các khoản kinh phí mua kit xét nghiệm, mua vaccine phòng COVID-19, thiết bị y tế, chi cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch…

“Việc tăng lương theo lộ trình đã đặt ra tại Nghị quyết 27 là hết sức cần thiết. Song trong bối cảnh hiện nay khi bị đứt gãy chuỗi sản xuất, thiệt hại kinh tế lớn, tăng trưởng khoảng trên 3% thì nguồn lực để đầu tư cho phát triển, cho an sinh xã hội và chăm lo cho người dân cần thiết hơn” - ông Bùi Văn Cường cho hay.

Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội, các cán bộ, công chức, viên chức sẵn sàng đồng thuận với việc lùi thực hiện cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp. Còn lùi đến thời điểm nào thì đã được giao cho Chính phủ, các cơ quan liên quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Tuy nhiên, Trung ương cũng xác định các nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ được ưu tiên trước, trong đó có những người đã về hưu trước năm 1995 được xem xét trước.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong phát biểu tại họp báo.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong phát biểu tại họp báo.

Cùng nói về vấn đề này, ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - cho hay, tới thời điểm này, việc cải cách tiền lương đã “lỡ hẹn”. Gần đây nhất, Ban Chấp hành Trung ương họp đã thống nhất lùi cải cách tiền lương không thời hạn đến một thời điểm thích hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, đã chuẩn bị kỹ các giải pháp để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương. Trong đó, triển khai các nhiệm vụ cơ cấu thu, chi ngân sách để đảm bảo nguồn thu bền vững để cải cách tiền lương; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nước; quyết liệt thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng về kinh tế; tăng cường quản lý để nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiết kiệm trên 10% dự toán chi thường xuyên hàng năm…

Ông Đặng Thuần Phong cho rằng, các vấn đề này đều tập trung thực hiện nhưng so với nhu cầu thì chưa đủ nguồn lực. Bên cạnh đó, đề án về tinh giản bộ máy, việc làm phải song hành với vấn đề này nhưng chúng ta chưa thực hiện được như mong muốn. Do đó, những điều kiện cần thiết để đáp ứng yêu cầu cải cách tiền lương chưa đạt yêu cầu. Bên cạnh đó, nguồn lực của quốc gia đang được đầu tư hoàn toàn cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Cũng theo ông Phong, đây là giai đoạn cả nước đang “thắt lưng buộc bụng”, lo phòng chống dịch chờ phục hồi kinh tế. Do vậy, giai đoạn này nếu tăng lương cũng chưa phù hợp. Sắp tới, lộ trình tăng lương căn cứ theo mức lương cơ bản, mức sống tối thiểu, mức chênh lệch của khoảng cách tiền lương thì Chính phủ sẽ có phương án trình trong điều kiện ngân sách cho phép, nguồn lực cho phép.

Đọc thêm

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ vì lợi ích chung của đất nước, vì Nhân dân Tiêu điểm

Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ vì lợi ích chung của đất nước, vì Nhân dân

TTTĐ - TTTĐ - Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí.
Xem thêm