Sẽ giám sát mua bán thuốc kháng sinh bằng hệ thống camera
![]() |
Từ lâu việc dùng thuốc được người Việt Nam tự ý mua bán rất nhiều, điều này là một trong những nguyên nhân tình trạng kháng thuốc tăng, nhất là đối với những loại thuốc kháng sinh.
Do đó, Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị sẽ thí điểm giám sát việc mua bán thuốc kháng sinh đối với tất cả các hiệu thuốc trên cả nước.
Kháng sinh là loại thuốc quan trọng không thể phủ nhận. Nó tiêu diệt virus gây bệnh và cứu con người thoát khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc, lạm dụng nó hoặc dùng sai chỉ định lại làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh.
![]() |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế cho biết, qua báo cáo sử dụng kháng sinh theo tuyến bệnh viện tính đến ngày 14/9/2017, càng ở bệnh viện tuyến dưới tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao.
Trong khi đó, bệnh viện bộ ngành và bệnh viện thuộc các trường Đại học có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp nhất. Ở các bệnh viện tuyến trung ương, thuốc kháng sinh Cephalosporin và Macrolid là dòng kháng sinh được sử dụng nhiều nhất.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê lý giải, việc bệnh viện tuyến huyện, tỉnh có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao chủ yếu vì ở tuyến này chưa có kháng sinh đồ, bác sĩ thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.
Tuy vậy, nhiều ý kiến khác tại hội nghị thẳng thắn chỉ ra, ngoài nguyên nhân chưa có kháng sinh đồ, việc bác sĩ kê nhiều kháng sinh còn do chất lượng thuốc kháng sinh chưa tốt, do kinh nghiệm của bác sĩ, do tâm lý và cả… lợi ích nhóm khi kê đơn.
Ở các bệnh viện tuyến trên, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương… cũng đều thừa nhận ở bệnh viện mình đã có các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, thậm chí đã xuất hiện những vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, với sự gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh như hiện nay, có thể trong 10 đến 20 năm nữa chúng ta sẽ không còn loại thuốc kháng sinh nào hiệu quả để chữa các bệnh nhiễm trùng.
Một cuộc khảo sát ở nhiều nước cho thấy khoảng 1/4 số bệnh nhân được dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng cấp tính tại cộng đồng không tuân thủ đầy đủ liệu trình. Nhiều người dùng liều thấp hơn hoặc chỉ dùng trong thời gian ngắn không đủ liệu trình. Mà việc tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra nhiều tác hại bề bệnh tật, tăng tỷ lệ nhập viện, tử vong...
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là do việc lạm dụng kháng sinh kéo dài trong điều trị, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt.... tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc. Bên cạnh đó là do chủ sở hữu nhà thuốc muốn tăng doanh thu.
Người dân có thói quen tự mua thuốc, không khám bệnh để tránh sự phiền hà, tốn kém...cũng dẫn tới khó quản lý, kiểm soát, hậu kiểm với việc bán thuốc phải kê đơn. Vì thế, hiện có tới 90% số kháng sinh được bán không cần kê đơn. Trong đó, chiếm 88% ở thành thị, 91% ở nông thôn. Kháng sinh chiếm 13,4% ở thành thị và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Theo ông Lương Ngọc Khuê, trong khi việc quản lý kê đơn nội trú được kiểm soát khá chặt chẽ bằng việc áp dụng kê đơn điện tử, giảm nhiều sai sót nhưng việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú vẫn chưa tốt.
Vì thế vẫn còn tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất. Nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử

16 bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày
