Tag
Bộ Y tế

Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng gia tăng nhanh

Tin Y tế 21/06/2023 16:49
aa
TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế về số ca bệnh tay chân miệng ghi nhận trên cả nước, hầu hết đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong
Dự kiến tháng 7 sẽ có thuốc nhập khẩu điều trị bệnh tay chân miệng Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng Tăng cường nguồn cung thuốc điều trị bệnh tay chân miệng cho TP Hồ Chí Minh Tăng cường theo dõi bệnh nhân mắc tay chân miệng

Gia tăng tỷ lệ các trường hợp mắc

Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trưởng hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An.

So với cùng kỳ 2022 (12.649/1) số mắc giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp. Trong đó ghi nhận cao nhất tại Miền Nam (6.204/2), Miền Bắc (2.007/0), Miền Trung 316/0), Tây Nguyên (130/1).

Trẻ nhỏ mắc tay chân miệng. Ảnh minh hoạ
Trẻ nhỏ mắc tay chân miệng (Ảnh minh họa)

So với trung bình 5 năm gần đây số mắc chưa có dấu hiệu tăng cao đột biến. Tuy nhiên, số mắc trong các tuần gần đây đã có xu hướng gia tăng nhanh và đã ghi nhận 3 ca tử vong trong tháng 5 năm 2023.

Số ca mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ nam (chiếm 60%), trẻ nữ chiếm 40% tổng số mắc. Số ca mắc chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 84%) và dưới 1 tuổi (chiếm 18%).

Kết quả giám sát vi sinh về tác nhân gây bệnh tay chân miệng năm 2023 đã ghi nhận gia tăng tỷ lệ các trường hợp dương tính với Enterovirus 71 (EV71) trong tổng số mẫu được xét nghiệm, từ 5,9% tuần 14 năm 2023 lên 19,2% tuần 20 năm 2023. Sự xuất hiện của virus Enterovirus 71 (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Bộ Y tế cho biết dịch bệnh tay chân miệng gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác, trong đó hay gặp là virus đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16.

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phong nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Tại Việt Nam bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 - 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới.

Tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã có nhiều hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế ban hành Công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ban hành Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè, trong đó có bệnh tay chân miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện
Trẻ mắc tay chân miệng điều trị tại bệnh viện

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng ban hành văn bản thông tin về tình hình thuốc điều trị cho biết, dự kiến tháng 7 sẽ có thuốc Phenobarbital nhập khẩu điều trị bệnh tay chân miệng về Việt Nam.

Đối với thuốc chứa Immunoglobulin, hiện nay có 13 thuốc chứa Immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Mới đây nhất, để hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do bệnh tay chân miệng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký ban hành văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác điều trị bệnh tay chân miệng.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp như: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn; Kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng; Tăng cường công tác theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời khi ca bệnh có diễn biến nặng lên...

Các đơn vị ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết; Phát hiện sớm, tổ chức hội chẩn và chuyển tuyến kịp thời khi người bệnh có diễn biến bất thường.

Đồng thời, các địa phương chỉ đạo, kiểm tra và giám sát các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn tại Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh Tay chân miệng ở trẻ em của Bộ Y tế.

Ngoài ra, các địa phương tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, phân tuyến điều trị, tổ chức sàng lọc, phân loại người bệnh điều trị ngoại trú và điều trị nội trú theo lưu đồ xử trí bệnh tay chân miệng và củng cố nguồn lực cho đơn vị hồi sức bệnh tay chân miệng ở tuyến tỉnh.

Đối với các bệnh viện như: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, các Bệnh viện Bệnh nhiệt đới các tỉnh, Bộ Y tế đề nghị rà soát các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế tại các đơn vị điều trị bệnh tay chân miệng để tiếp nhận các ca bệnh nặng từ các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác chuyển đến.

Bộ Y tế cho biết Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt tại các tỉnh ghi nhận số mắc gia tăng và triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại địa phương; Duy trì truyền thông, khuyến cáo cộng đồng phòng, chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng...

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện những khuyến cáo phòng bệnh như sau: Vệ sinh cá nhân; Vệ sinh ăn uống; Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt; Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh;

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác;

Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh.

Đọc thêm

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng Tin Y tế

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng

TTTĐ - Khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.
Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm Tin Y tế

Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) công bố hơn 700 sản phẩm thuốc được cấp giấy gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc; danh mục thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học có thay đổi.
Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột Tin Y tế

Việt Nam thành công thanh toán bệnh mắt hột

TTTĐ - Bộ Y tế tổ chức Lễ công bố thanh toán bệnh mắt hột tại Việt Nam sau hơn 7 thập kỷ bền bỉ, nỗ lực khám, chữa bệnh mắt hột và đẩy lùi căn bệnh truyền nhiễm một thời gây nguy hiểm này ra khỏi cộng đồng.
Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng Tin Y tế

Gửi gắm tin yêu, trao nụ cười tỏa sáng

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 27 năm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998 - 18/4/2025), sáng 14/4, Quận đoàn Đống Đa phối hợp với Chi đoàn Công ty CP Nha khoa Như Ngọc tổ chức Chương trình khám răng miệng miễn phí cho học sinh - đặc biệt là các em khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tại Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.
Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam Tin Y tế

Vinmec là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam

TTTĐ - Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World Allergy Organization - WAO) công nhận là Trung tâm Xuất sắc (COE). Đây là lần đầu tiên một đơn vị y tế tại Việt Nam đạt được WAO công nhận, đưa lĩnh vực Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng trong nước tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam Tin Y tế

Đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động Ngày giải phóng miền Nam

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai đáp ứng y tế phục vụ các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi Tin Y tế

Các ca mắc sởi có xu hướng tăng ở nhóm trẻ trên 6 tuổi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 4/4 đến ngày 11/4), toàn thành phố ghi nhận 212 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không có ca tử vong.
Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng Tin Y tế

Người lớn nhiều bệnh nền mắc sởi dễ diễn biến nặng

TTTĐ - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.
Vụ xâm hại 7 trẻ em tại Lâm Đồng: Bộ Y tế vào cuộc Tin Y tế

Vụ xâm hại 7 trẻ em tại Lâm Đồng: Bộ Y tế vào cuộc

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em, sau vụ việc 7 trẻ em bị xâm hại tình dục tại một cơ sở tín ngưỡng ở Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai Tin Y tế

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai

TTTĐ - Viện Thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã điều trị thành công hai bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não (CVT) - một bệnh lý nguy hiểm nhưng dễ bị bỏ sót, đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.
Xem thêm