Tân Trào - nơi ghi dấu những mốc son lịch sử
“Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Tân Trào là nơi đã diễn ra những sự kiện có ý nghĩa quyết định tới vận mệnh của dân tộc: Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1; Quốc dân đại hội họp tại đình Tân Trào, bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do Bác Hồ làm Chủ tịch, quy định Quốc kỳ, Quốc ca…
Ngày nay, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào - “Thủ đô Khu giải phóng," “Thủ đô Kháng chiến” vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, nuôi dưỡng lòng yêu nước. Nơi đây không chỉ là một địa chỉ đỏ mà còn là một địa chỉ văn hóa, là nơi để du khách tìm về cội nguồn.
Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm trên địa bàn hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. |
Từ khu căn cứ cách mạng…
Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Sơn Dương, phía Đông huyện Yên Sơn thuộc tỉnh Tuyên Quang, Tân Trào là tên gọi chung của cả khu căn cứ cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Đây là một vùng đất rộng lớn có địa hình đồi núi đa dạng, trùng điệp và khá hiểm trở.
Khu căn cứ cách mạng Tân Trào có tổng diện tích tự nhiên trên 530km2. Xung quanh khu căn cứ có nhiều dãy núi cao bao bọc và được che phủ dưới tán rừng già, rậm rạp, lại có sông, suối, chảy qua. Trên núi có nhiều hang, động có sức chứa vài chục đến vài trăm người, rất thuận lợi cho việc chiến tranh du kích, xây dựng phát triển lực lượng và cất giấu vũ khí, lương thực, thực phẩm, nhằm bảo toàn lực lượng, đảm bảo cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã sớm nhìn thấy thế mạnh “nhân hòa, địa lợi” ở đây nên đã chọn vùng này làm căn cứ địa chủ yếu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
Những ngày đầu tháng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương được tổ chức tại Pác Bó (Cao Bằng). Khu cách mạng Tân Trào đã trở thành căn cứ địa vững chắc, đây cũng chính là nhân tố quyết định để Bác Hồ dời căn cứ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang).
Ngày 4/5/1945, Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình từ Pác Bó về Tân Trào. Tới trưa ngày 21/5/1945 Bác và đoàn đã đến Tân Trào, Bác dừng chân nghỉ tại đình Hồng Thái, rồi vào ở tạm với gia đình ông Nguyễn Tiến Sự (Chủ nhiệm Việt Minh của làng Kim Long) tại làng Kim Long. Sau đó, để đảm bảo an toàn, bí mật Bác chuyển lên ở và làm việc tại một căn lán nhỏ trên rừng Nà Nưa (lán Nà Nưa).
Cây đa Tân Trào nằm ở đầu làng Tân Lập. |
Ngày 4/6/1945, Hội nghị cán bộ toàn Khu được tổ chức. Hội nghị quyết định thành lập Khu giải phóng, gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành quân giải phóng, đề ra 10 chính sách lớn của Việt Minh, Tân Trào là Thủ đô lâm thời khu giải phóng.
Ngày 13/8/1945, Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng khai mạc tại một căn lán làm tạm trên rừng Nà Nưa với gần 30 đại biểu, đại diện cho ba miền Bắc - Trung - Nam, các chiến khu. Sau khi phân tích, bàn bạc, Hội nghị đã đi đến kết luận: “Những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội tốt cho ta giành chính quyền, độc lập đã đến...” và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra bản Quân lệnh số I, hạ lệnh tổng khởi nghĩa.
Tại cây đa Tân Trào, chiều ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa đọc Bản Quân lệnh số I làm lễ xuất quân Nam tiến, đây là lễ xuất quân công khai đầu tiên của quân giải phóng Việt Nam (Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân).
Cùng ngày, Quốc dân Đại hội cũng được tổ chức, khai mạc tại đình Tân Trào, thông qua mười chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch. Quy định Quốc ca, Quốc kỳ, lấy sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ làm lá cờ chung của cả nước. Từ đây lệnh tổng khởi nghĩa được truyền đi khắp nơi trong cả nước, tỉnh Tuyên Quang là địa phương khởi nghĩa vũ trang và được giải phóng sớm nhất trong cả nước (ngày 17/ 8/1945).
… đến “Trung tâm Thủ đô kháng chiến”
Cách mạng tháng Tám thành công, nước nhà giành được độc lập, hòa bình chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/946, đáp lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam lại nhất tề đứng lên đánh giặc, với ý chí "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".
Du khách tham quan Lán Nà Nưa. |
Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bộ, ban, ngành dời Thủ đô Hà Nội trở lại Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Khu căn cứ cách mạng Tân Trào một lần nữa trở thành căn cứ địa chủ yếu của cả nước, được chọn làm “Trung tâm Thủ đô kháng chiến” lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây cũng là nơi đặt trụ sở làm việc của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Với những giá trị và ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, Di tích lịch sử Tân Trào đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào tháng 5/2012. Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào với 177 di tích (18 di tích, cụm di tích là Di tích lịch sử quốc gia, và 30 Di tích lịch sử cấp tỉnh). Nơi đây có những địa danh nổi tiếng đã đi vào lịch sử Việt Nam như: lán Nà Nưa, cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Hang Bòng, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lấu, Vực Hồ, Thác Dẫng, ATK Kim Quan…
Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào hiện nay do Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị. Nơi đây là một trong những “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ và điểm du lịch văn hóa, sinh thái đầy ấn tượng của vùng Việt Bắc.
Du khách khi tới đây, sau khi dâng hoa tại lán Nà Nưa, nơi Bác Hồ đã từng sống và làm việc (từ tháng 6/1945 đến tháng 8/1945), sẽ được các cô thuyết minh viên “sơn nữ” duyên dáng trong trang phục truyền thống dân tộc Tày giới thiệu và hướng dẫn tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng.
Theo Ban Quản lý Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, từ đầu năm 2024 đến nay, Khu di tích đón gần 418.000 lượt khách tham quan. Đặc biệt, trong đó có nhiều đoàn là đại biểu Trung ương Đảng, Chính phủ, các đoàn khách ngoại giao quốc tế, các tỉnh, thành trong nước đến tham quan.
Ngoài hoạt động đón tiếp phục vụ khách tham quan, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào còn tổ chức một số hoạt động sự kiện, giáo dục truyền thống như kết nạp Đảng, Đoàn, Đội cho các cơ quan, trường học trong tỉnh… Nơi đây không chỉ là một địa chỉ đỏ mà còn trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh nổi tiếng cả nước.
Du khách trải nghiệm lễ hội đường phố Lalatown - Thành phố Flamingo Heritage Tân Trào City |
Flamingo Heritage Tân Trào - Thành phố điểm đến tôn vinh di sản và nghệ thuật
Tọa lạc tại vùng đất di sản Tân Trào, Flamingo Heritage Tân Trào City thừa hưởng không gian văn hóa du lịch lịch sử rộng lớn với 18 di tích và cụm di tích tiêu biểu, đã được xếp hạng di tích quốc gia như Cụm di tích Nà Lừa, Di tích cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, đình Hồng Thái… Đây là những địa danh đã đi vào thơ ca và được in dấu trong tâm trí nhiều thế hệ người Việt Nam.
Những nét văn hóa bản địa đặc sắc được hòa quyện khéo léo với hàng loạt tiện ích như: Công viên nghệ thuật, Con đường nghệ thuật, Bến du thuyền, Khu câu cá… trong đó, nổi bật là Cầu đi bộ nghệ thuật và Quảng trường Sắc màu bên bờ sông Phó Đáy thơ mộng. Đồng thời, Thành phố cũng ngập tràn các điểm check-in, thư giãn hấp dẫn khác như công viên nghệ thuật, bến du thuyền, vọng cảnh bên sông, sân thiền nắng mai… cũng là điểm đến hấp dẫn cho các tín đồ check-in.
Flamingo Heritage Tân Trào City chính là trung tâm của hệ thống các tiện ích, dịch vụ trong khu vực với chuỗi Villa, Villa Shop với kiến trúc độc đáo hòa mình với thiên nhiên của Flamingo. Sở hữu vị trí mặt tiền tại Destination Centre - khu vực được thiết kế để chào đón du khách, chuỗi Villa/Villa Shop mang trong mình tiềm năng sinh lời cực lớn khi vận hành, mỗi căn villa là một tác phẩm nghệ thuật với 2 trường phái kiến trúc đặc sắc; được thiết kế thông minh nhằm đa dạng hóa công năng sử dụng. Tại đây, Chủ đầu tư Flamingo mang tới lễ hội đường phố Lala Town được tổ chức liên tục, kiến tạo một thành phố đáng sống dành cho nhân dân địa phương, đồng thời cũng mở ra cơ hội kinh doanh, thúc đẩy sức mua cao và khả năng cho thuê lý tưởng.