Tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất
TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể
Bài liên quan
Hà Nội: Tạm đình chỉ bếp ăn, điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch Covid-19 tại bếp ăn cơ sở giáo dục
Kiểm tra công tác an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường
Huyện Chương Mỹ tăng cường quản lý ATTP bếp ăn tập thể trường học
So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…
Các ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2019).
Thời tiết nóng nực như hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng gia tăng do thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Qua kiểm tra giám sát của Cục An toàn thực phẩm, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt.
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể xảy ra, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ đặc trách nắm chắc các đối tượng cung cấp thức ăn sẵn, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối với từng khu chế xuất, khu công nghiệp, từng bếp ăn tập thể; Cùng với đó là nghiên cứu đề xuất chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu, khuyến cáo về định mức dinh dưỡng của một suất ăn sẵn cho công nhân.
Đồng thời, các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm; Đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm các vi phạm đối các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, cơ sở chế biến thực phẩm, công khai các vi phạm.
So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người. Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…
Các ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2019).
Thời tiết nóng nực như hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng gia tăng do thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Qua kiểm tra giám sát của Cục An toàn thực phẩm, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt.
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể xảy ra, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ đặc trách nắm chắc các đối tượng cung cấp thức ăn sẵn, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối với từng khu chế xuất, khu công nghiệp, từng bếp ăn tập thể.
Cùng với đó là nghiên cứu đề xuất chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu, khuyến cáo về định mức dinh dưỡng của một suất ăn sẵn cho công nhân.