Tag

Thần tượng những nhân vật bất hảo vì tâm lý đám đông

Giáo dục 06/04/2019 08:11
aa
TTTĐ - Hiếm khi nào mà xuất hiện một nhân vật khiến học sinh mê mệt, coi là thần tượng lại bị cộng đồng chỉ trích dữ dội như những ngày gần đây. Với những thành tích bất hảo trong cuộc sống, những lần vào tù, ra tội, các “idol” của giới trẻ đang khiến cho những bậc cha mẹ và xã hội cảm thấy bất an.

Thần tượng những nhân vật bất hảo vì tâm lý đám đông

Phải chăng học sinh đang thiếu thốn thần tượng đến mức tôn Khá Bảnh lên hàng… “idol”?

Bài liên quan

Kênh Youtube của Khá "bảnh" nhận tới 500 triệu đồng mỗi tháng

Kênh Youtube “thánh chửi” Dương Minh Tuyền đã bị đóng

Sẽ tăng tiết học lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức để ngăn chặn bạo lực học đường

"Hiện tượng Khá Bảnh" là rất nguy hiểm với giới trẻ

Công an tỉnh Bắc Ninh chính thức thông tin việc bắt Khá Bảnh cùng đồng bọn

Giới trẻ cuồng Khá bảnh: Các bậc phu huynh nói gì?

Thần tượng kiểu tâm lý đám đông

Trong những ngày vừa qua, hai hiện tượng mạng Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền đã gây xôn xao dư luận. Chưa kể, rất nhiều người còn chạy theo phong trào, a dua và chào đón hai nhân vật này như một ngôi sao thực thụ.

Khá Bảnh xuất hiện khắp nơi trong đời sống học sinh, sinh viên khiến rất nhiều thầy cô, người lớn lo ngại. Thậm chí mới đây, khi xuất hiện ngoài đường, nhân vật tai tiếng này còn được học sinh chào đón, tôn sùng như thần tượng, chạy theo xin chữ ký, chụp ảnh với sự hoan hỉ lạ thường. Phải chăng học sinh đang thiếu thốn thần tượng đến mức tôn Khá Bảnh lên hàng… “idol”?

Mới đây nhất là hình ảnh Dương Minh Tuyền xuất hiện ở Hưng Yên với mục đích đến thăm nữ sinh lớp 9 bị bạn đánh, đã trở thành chủ đề gây tranh luận. Theo những bức ảnh trên mạng xã hội đăng tải thì Dương Minh Tuyền được rất đông người dân ở đây nhận ra và chào đón nồng nhiệt như một thần tượng. Từ người lớn tuổi, các bạn trẻ nam, nữ tới những cô cậu bé tò mò, vây quanh xin chụp ảnh… cả đoạn đường dài. Dạo qua một số trường Tiểu học, THCS tại Hà Nội, nhắc đến hai nhân vật trên hầu như học sinh nào cũng biết. Điều đáng buồn, nhiều học sinh nói rằng mình thần tượng họ dù biết lai lịch của những nhân vật này khiến người lớn không khỏi ngỡ ngàng.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương, chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng, những đoạn clip khoe hình xăm trổ, đòi nợ thuê, hù dọa thanh trừng lẫn nhau, văng tục, chửi thề... của các giang hồ mạng có thể cổ động trẻ con làm việc xấu nếu bản thân những đứa trẻ có sẵn tư tưởng làm việc xấu trong đầu. “Đây thật sự là một hiện tượng đáng báo động cho văn hóa và ứng xử của giới trẻ. Dường như trẻ không biết hoặc không muốn chấp nhận những chuẩn mực đạo đức, bị hấp dẫn với những hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại thuần phong mĩ tục của dân tộc”, tiến sĩ Vũ Thu Hương nói.

Cũng theo bà Hương, thần tượng giang hồ mạng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạo lực học đường gia tăng. Không chỉ có bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật sẽ được cổ vũ và coi trọng như hành vi anh hùng. Từ đó, các vụ án nghiêm trọng về cả mức độ lẫn số lượng có nguy cơ xảy ra.

Đối tượng Ngô Bá Khá (biệt danh Khá “bảnh”) vừa bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ để điều tra, làm rõ hành vi tổ chức đánh bạc.
Đối tượng Ngô Bá Khá (biệt danh Khá “bảnh”) vừa bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ để điều tra, làm rõ hành vi tổ chức đánh bạc.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, khi người trẻ thần tượng một vài cá nhân không phải tài năng mà bởi hành động mạo hiểm, chống đối thì những giá trị này sẽ trở thành khuôn mẫu làm thay đổi nhận thức, thái độ của giới trẻ về những gì được cho là phù hợp hoặc không phù hợp. Cuối cùng, họ sẽ có những hành vi bắt chước. Tuy nhiên để gây được chú ý, những hành vi bắt chước này sẽ không thể giống nguyên bản, mà có thể sẽ phải kỳ quái hơn, độc lạ hơn, phá luật hơn. Nhất là dưới sự ủng hộ của đám đông và mạng xã hội, những hành động này càng ngày sẽ càng manh động hơn; tư duy lý trí bị ức chế, cá nhân sẽ mất kiểm soát và bị điều khiển bởi cảm xúc của đám đông.

Giáo dục giới trẻ bằng người thật, việc thật

Theo tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam, Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ thần tượng những nhân vật bất hảo là do tâm lý a dua, bắt chước lẫn nhau.

Ông Nam cho rằng, có thể nhiều người trong nhóm yêu thích nhân vật kể trên xin chụp ảnh cùng mà chẳng biết nhân vật này là ai, nổi tiếng vì cái gì, hay có quá khứ bất hảo ra sao. Họ chỉ cần nghe bạn bè nói là “ôi, anh này nổi tiếng lắm”, kênh Youtube của anh ấy có đông người xem lắm… Thế là vây xung quanh, yêu cầu chụp ảnh cùng. Đầu tiên chắc chỉ có một vài người nhận ra và có hành vi quá khích, những thành viên khác đơn giản chỉ là hùa theo. Đó là hiện tượng a dua, khi mà hành vi của một cá nhân bị cuốn theo hành vi của những người khác trong nhóm, bởi niềm tin số đông luôn đúng. Bạn bè mình đều làm như vậy thì họ nghĩ chắc chắn đây là một người quan trọng và nổi tiếng rồi.

“Tôi cho rằng, việc thích thú ngưỡng mộ một ai đó nhiều khi chỉ là cảm giác bề ngoài. Tôi thích thú ngưỡng mộ một người nào đó có thể vì vẻ đẹp, giàu có, thông thái, sự hài hước nhưng nhiều khi cũng chỉ vì họ có vẻ ngoài độc đáo, trang phục có phong cách, kiểu nói chuyện chẳng giống ai hay cách hành xử yêng hùng không sợ trời đất. Dẫu sao, việc hâm mộ này cũng phản ánh định hướng giá trị của giới trẻ hiện nay có những điểm lệch lạc. Những giá trị tốt đẹp như yêu thương hòa bình, hợp tác, tôn trọng dường như là những thứ cũ kỹ và sáo rỗng với nhiều bạn trẻ.

Giờ đây, giới trẻ có vẻ như coi trọng những giá trị cá nhân hơn, có xu hướng tìm kiếm những yếu tố kích thích, thú vị, mới lạ trong cuộc sống như một cách thư giãn. Chính vì vậy những hành vi phá vỡ nguyên tắc, phá rào, thể hiện cá tính, thậm chí nguy hiểm, phạm luật cũng được nhìn nhận là có tính kích thích, mang tính giải trí. Nhận ra xu hướng tâm lý này, nhiều hiện tượng nổi lên không phải vì tài năng mà cố tình gây chú ý bằng những hành động nguy hiểm, phá luật, lệch chuẩn nhằm tạo nên sự kích thích người xem”, tiến sĩ Trần Thành Nam phân tích.

Từ đó, tiến sĩ Nam định hướng, cần phải có nhiều nguồn thông tin để điều chỉnh lại những nhận định thiên lệch của các em về thần tượng. Để giới trẻ khỏi thần tượng sai người, chúng ta cần phải giáo dục giá trị trong cuộc sống hiện đại, giá trị phổ quát, luôn mang tính tích cực. Môi trường giáo dục đầu tiên là gia đình, nơi dạy các em yêu thương, hòa bình, hợp tác, tôn trọng. Bố mẹ là những tấm gương đầu tiên thông qua các hành vi ứng xử với các thành viên trong gia đình. Giáo dục giá trị ở trường không phải chỉ là một số bài giáo dục công dân giảng theo giáo án cho xong mà phải qua tấm gương nhân cách của người thầy và bằng những hành động, việc làm cụ thể, mà các em có thể nhìn thấy được, đo đếm được. Có nghĩa là tất cả mọi người phải hành động đúng, nhất quán với giáo dục trong nhà trường trước khi giáo dục con trẻ. Bởi ở trường có dạy những bài đạo đức như yêu thương động vật, yêu thương cây hoa nhưng đi ra ngoài các em lại nhìn thấy cách hành xử của mọi người ngược lại thì những bài học về giá trị nhân văn ấy cũng chỉ là nói mồm, cuối cùng sẽ không ai tin cả.

Đọc thêm

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z Giáo dục

Tiêu chí vàng khi lựa chọn chương trình liên kết của Gen Z

TTTĐ - Trong 10 năm qua, nhiều chương trình liên kết quốc tế được xây dựng. Tuy nhiên, không phải chương trình liên kết nào cũng thuyết phục các Gen Z, những người trẻ đang có xu hướng lựa chọn lộ trình riêng, giúp họ nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu.
TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024 Giáo dục

TP HCM chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm 2024

TTTĐ - Đúng 14h chiều 3/7, Hội đồng duyệt điểm chuẩn lớp 10 tại TP HCM đã họp và chính thức công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái" Giáo dục

Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ngày càng "đơm hoa kết trái"

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực Giáo dục

Chọn tổ hợp lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề, năng lực

TTTĐ - Ngoài lựa chọn tổ hợp môn học theo sở thích, năng lực của bản thân, học sinh, phụ huynh lớp 10 cần cân nhắc kỹ định hướng nghề nghiệp.
Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Xem thêm