Theo dõi chặt dịch COVID-19, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới
Theo dõi chặt tình hình dịch COVID-19 dịp Tết
Bộ Y tế cho biết, ngày 19/1 (tức 28 Tết) có 30 ca mắc COVID-19, giảm nhẹ so với ngày trước đó, trong ngày số khỏi bệnh gấp gần 5 lần số mắc mới.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.284 ca nhiễm, đứng thứ 13/230q uốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.482 ca nhiễm).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam thời gian qua |
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi là 10.612.361 ca. Trong số các trường hợp đang theo dõi, g sát, số bệnh nhân đang thở oxy là 4 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 2 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 1 ca.
Đến nay đã 19 ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca bệnh COVID-19 tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).
Tình hình tiêm vắc xin COVID-19
Trong ngày 18/01 có 19.660 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 266.023.532 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.662.564 liều: Mũi 1 là 71.082.048 liều; Mũi 2 là 68.700.098 liều; Mũi bổ sung là 14.534.326 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.864.234 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.481.858 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.892.893 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.064 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.808.005 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.468.075 liều: Mũi 1 là 10.245.228 liều; Mũi 2 là 8.222.847 liều.
Ảnh minh hoạ |
Bộ Y tế nhận định, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.
Dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, có thể gia tăng số mắc, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch.
Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 672,4 triệu ca, trên 6,7 triệu ca tử vong. Tại Hong Kong (Trung Quốc), từ ngày 30/1 sẽ dỡ bỏ quy định cách ly đối với những người mắc COVID-19. Việc dỡ bỏ yêu cầu cách ly là một phần trong quyết định của chính quyền Hong Kong hạ cấp độ COVID-19 từ một bệnh hô hấp nghiêm trọng xuống thành bệnh lưu hành, sau động thái tương tự tại Trung Quốc hôm 8/1 vừa qua. Tuy nhiên, người dân ở Hong Kong vẫn phải đeo khẩu trang, ngoại trừ khi tập thể dục. Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại các đường biên giới từ ngày 8/1 sau khi đã từng bước nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ tháng 12/2022. |