Thử thách Momo xúi giục trẻ tự sát: Cách bảo vệ con tốt nhất là dành thời gian cho con
![]() |
Ảnh Internet
Bài liên quan
Hàn Quốc siết chặt quy định cấp thị thực cho sinh viên Việt Nam
Tuyển sinh ĐH 2019: Nhiều nhóm ngành mới đáp ứng nhu cầu thời đại 4.0
Vĩnh Phúc: Sở GD&ĐT siết quản lý dịch vụ tư vấn du học
Mở ra cơ hội cho thí sinh cận thị muốn thi trường công an
100% trường THPT Hà Nội phải tổ chức ngoại khóa pháp luật cho học sinh khối 11
Cụ thể một cô bé ở Anh đã tự tay cắt trụi mái tóc dài của mình, một bé trai cũng ở Anh đòi cầm dao tự cứa cổ. Trước đó, ngày 29/7/2018, cái chết của một cô bé 12 tuổi ở Argentina cũng bị nghi có liên quan đến nhân vật có tên Momo này.
Trên các trang cá nhân, nhiều phụ huynh đã ý thức được sự nguy hiểm này nên kêu gọi nhau cẩn thận khi cho trẻ xem kênh youtobe bởi game Thử thách Momo đã len lỏi vào video hoạt hình trá hình Peppa pig. Momo là một nhân vật mặt người, mình gà, mắt lồi, trong khi chơi, nhân vật này bắt trẻ phải làm theo những gì nó bảo, trong đó có uống thuốc tự tử, đâm người khác… và yêu cầu không nói cho ai biết, nếu không gia đình sẽ bị xui xẻo hay trẻ sẽ bị Momo bắt…
Thử thách Momo bắt đầu lan truyền từ một tài khoản Facebook khuyến khích mọi người tải, cài đặt ứng dụng vào điện thoại và bắt đầu liên hệ với số điện thoại lạ. Ban đầu, người chơi cài ứng dụng, cho phép truy cập vào bộ nhớ điện thoại, sau đó là nhắn tin đến các số lạ, làm theo thử thách được đưa ra và chuyển tiếp cho người khác để không bị rơi vào “lời nguyền”.
Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững, chuyên gia các vấn đề về trẻ em, xúi giục hành hạ thân thể hay tự sát trên mạng không phải là mới. Trước đó, cộng đồng đã dậy sóng vì Cá voi xanh, nay là Momo. Đây đều là những trò chơi vô cùng nguy hiểm cho trẻ em. Trò chơi đánh vào tâm lý vừa ham khám phá nhưng lại non nớt của trẻ.
“Tôi nghĩ nhất thiết tất cả các bên liên quan phải vào cuộc ngay trong việc ngăn chặn những trò chơi nguy hiểm như vậy; đồng thời cần giáo dục và đồng hành với con em mình trong sử dụng internet an toàn”, bà Linh nêu ý kiến.
Bà Linh cũng khuyên rằng, phụ huynh nên kiểm tra xem con mình có đang xem kênh Youtube nào, nếu con xem Youtube, hãy đảm bảo con xem kênh Youtube Kids – bởi kênh này có nhiều biện pháp kiểm soát an toàn hơn so với kênh Youtube dành cho người lớn.
“Bạn có thể cùng con đặt 1 Playlist các chương trình mà con thích xem và có thể bật chức năng kiểm soát của phụ huynh để có thể biết con đang xem gì và tìm kiếm gì, cũng có thể tắt chức năng tìm kiếm đối với trẻ nhỏ hơn. Hãy nói với trẻ bạn đang cố gắng bảo vệ con an toàn chứ không phải kiểm soát con, nếu có những chương trình nào con muốn xem và đưa thêm vào Playlists, con hãy chia sẻ cùng bố mẹ. Nếu con gặp phải chương trình nào đó khiến con cảm thấy bối rối, lo lắng, con hãy chia sẻ cùng bố mẹ ngay và bố mẹ hứa sẽ không tức giận mà cùng con phân tích xem đó có phải là chương trình nên xem hay không. Nếu là trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, hãy đảm bảo rằng con chỉ xem các chương trình cùng với bạn hoặc bạn đã xem qua trước đấy.
Khi đối mặt với Thử thách Momo: tôi khuyên phụ huynh dù lo lắng, tức giận cũng không nên phản xạ theo kiểu bản năng như tịch thu các thiết bị công nghệ của trẻ hay là cấm trẻ sử dụng Internet. Phản xạ bản năng là có thể hiểu được nhưng thực sự sự cấm đoán không giúp ích cho trẻ mấy, không phải là giải pháp lâu dài và đôi khi còn mang lại các phản ứng ngược mong muốn. Phản ứng tốt nhất là “đối mặt với thách thức”: bố mẹ cần tỉnh táo tìm hiểu về “Thử thách Momo” chính bố mẹ có thể là người cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các con chứ không phải là ai khác. Bố mẹ cần lựa chọn cách nói chuyện cùng con, để cho con biết đây là một thử thách nguy hại” bà Linh chia sẻ.
Cũng theo bà Linh, đối với các cơ quan chức năng, dù đã vào cuộc tích cực nhưng cũng cần làm việc chặt chẽ với doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tham gia bảo vệ quyền trẻ em; sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra về các tội phạm mạng hay các vấn đề vi phạm pháp luật về quyền trẻ em. Những rủi ro trên mạng Internet sẽ còn nhiều và diễn biến phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm và hành động thực tế của tất cả các bên liên quan bao gồm cả nhà nước, gia đình, nhà trường, doanh nghiệp và truyền thông để có thể bảo vệ trẻ em an toàn trên môi trường mạng.
Nhiều ý kiến cho rằng, cách bảo vệ con tốt nhất là bố mẹ cần dành nhiều thời gian cho con, tìm hiểu xem con có những hoạt động gì trên mạng, tương tác với ai. Từ đó giúp con nhận diện được những tình huống không an toàn với trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ nên tự tìm hiểu thông tin, từ đó dạy con cách ứng phó với những thông tin không phù hợp trên mạng. Dạy con kỹ năng để biết cách ứng phó với từng tình huống. Quan trọng nhất, cần tạo cho con thói quen chia sẻ, để con sẵn sàng nói ra những điều gặp phải, không giấu diếm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Fast Retailing trao tặng học bổng năm thứ ba liên tiếp dành cho học sinh Việt Nam

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025
