Tia UV nguy hại ra sao khi trời nắng nóng?
![]() |
Chú ý đội mũ, che bịt khẩu trang, áo chống nắng, sử dụng kem hoặc viên uống chống nắng khi phải đi ngoài trời
Bài liên quan
Cứu sống bệnh nhân vỡ tim doạ tử vong trong gang tấc
WHO khuyến cáo nên cấm tuyệt đối việc xem màn hình điện tử đối với trẻ dưới 1 tuổi
Phòng tránh say nắng vào những ngày nắng nóng cao điểm
Trong ngày 26/5, chỉ số cảnh báo UV có giá trị từ 6-9 tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp ánh nắng.
Theo bảng đánh giá về mức độ tổn hại của tia UV lên da, mắt của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối với người sống ở vùng nhiệt đới thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (da vàng, nâu) thì tia UV ở mức 6 có nguy cơ gây hại cho da ở mức trung bình; tia UV ở mức 10 đã có nguy cơ gây tổn hại cao cho da.
Khi chỉ số tia UV ở mức 6, ánh nắng mặt trời không nguy hiểm, nhưng bạn nên tránh ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong hơn 1 - 2 giờ, WHO khuyến cáo. Khi tia UV ở mức 10 (nguy cơ cao gây tổn hại da, mắt).
Tia tử ngoại (Ultraviolet - UV) là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, nằm trong khoảng từ 10 nm đến 380 nm, tương ứng tần số 30 PHz đến 790 PHz. Con người không thể nhìn thấy tia UV bằng mắt thường.
Tác hại trước mắt khi tiếp xúc với tia UV là gây ra vấn đề về da và mắt. Nếu ở lâu ngoài trời nắng cường độ cao và không có biện pháp bảo hộ cần thiết, các tế bào bao bọc mắt có thể bị hủy do tác động của tia UV. Điều này dẫn đến mỏi mắt, lóa mắt, thậm chí gây đau mắt. Tương tự, da người sẽ bị bỏng nếu tiếp xúc thường xuyên với tia UV có trong ánh sáng Mặt trời. Các tình trạng điển hình thường gặp là da sạm nắng, bỏng nắng.
Về lâu dài, tiếp xúc thường xuyên với tia UV sẽ dẫn đến tình trạng suy hoại võng mạc và cườm mắt, làm lòa hay mù mắt. Do có khả năng ion hóa và tác dụng trực tiếp đến cấu trúc ADN, tia UV có khả năng gây đột biến ở mức độ tế bào, dẫn đến ung thư da ác tính. Ngoài da, những người có da bị cháy nắng thường xuyên sẽ có nguy cơ ung thư da cao gấp nhiều lần so với mức trung bình.
Để bảo vệ da những ngày nắng nóng này, các bác sĩ khuyến cáo đặc tính của tia UV là có thể xuyên qua mây và kiếng vì vậy khi chúng ta đi ngoài đường dù trời rất mát (râm) hay chúng ta ngồi trong xe ô tô thì những tia này điều đến được da và gây tổn thương cho da. Do vậy dù đi ra ngoài đường hay trong xe ô tô trong khoảng thời gian từ 9 -16 giờ cũng phải có những biện pháp bảo vệ da với ánh nắng như khi chúng ta đi dưới trời nắng. Tia UV khi tác động lên da làm cho da bị lão hóa như da nhăn, xuất hiện những đốm đen và gây ra ung thư da.
Tất cả những phương pháp chống nắng như kem chống nắng, viên uống chống nắng, che chắn bằng khẩu trang, áo khoác… chỉ bảo vệ da chúng ta được một phần tương đối khá tốt với ánh nắng mặt trời chứ không giúp cho chúng ta chống nắng hoàn toàn được. Vì vậy khi phải tiếp xúc với ánh nắng chúng ta nên kết càng nhiều phương pháp với nhau càng tốt, ví dụ như vừa uống viên chống nắng kết hợp bôi kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30 trở lên kèm khăn che mặt, áo có chất chống nắng, đội nón rộng vành và che dù nếu có thể. Ngoài ra chúng ta cũng nên uống đủ nước và bổ sung thêm những chất chống oxy hóa có thể có trong những thực phẩm như nho, cam, các loại rau xanh nhất là những rau có màu xanh sậm, các loại hạt như hạt óc chó… và một số loại cá như cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… và trà xanh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

Kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

"Nghiện" đồ uống có đường tàn phá sức khoẻ ra sao?

Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả

"Yêu" sai tư thế, người chồng nhập viện cấp cứu

Đảm bảo công tác y tế Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Số ca mắc sởi, tay chân miệng chưa "hạ nhiệt"

Hơn 80 xe cấp cứu sẵn sàng ứng trực lễ 30/4

Tăng cường phát sóng các clip kỹ năng thoát hiểm dịp nghỉ lễ
