Tiềm năng của nọc rắn trong việc phát triển các loại thuốc cứu mạng con người
Phú Thọ: Cứu chữa thành công thiếu niên 14 tuổi bị rắn độc cắn dẫn đến liệt cơ hô hấp |
Liên tiếp trẻ nhập viện vì bị rắn độc cắn |
Tổn thương não vì bị rắn độc cắn |
Tuy nhiên, có một sự thật là nọc độc của rắn cũng có thể cứu mạng người. Tiến sĩ Michelle Yap Khai Khun là giảng viên tại Trường Khoa học của Đại học Monash Malaysia, hiện đang tập trung vào dược lý học của độc tố nọc độc và liệu pháp sinh học để phát triển các loại thuốc trong tương lai.
Khám phá tiềm năng chưa được khai thác của nọc độc
Tiến sĩ Yap chia sẻ: “Mặc dù nọc rắn nguy hiểm chết người, giá trị của nó cần được khám phá trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh tác dụng giết chết con mồi, nọc độc còn mang lại lợi ích về mặt y học, vì vậy giới khoa học rất quan tâm tới việc phát triển các loại thuốc mới dựa vào đó.”
Đối tượng nghiên cứu của Tiến sĩ Yap là độc tố tế bào có trong nọc độc của rắn hổ mang Xích đạo (hoặc Sumatran), được WHO xếp vào loại rắn độc loại 1. Do đó, loài rắn này được ưu tiên cao nhất để sản xuất kháng nọc độc, Tiến sĩ Yap giải thích.
Rắn hổ mang xích đạo được xếp vào loại rắn độc cấp 1 |
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Yap đặt mục tiêu hiểu rõ hơn về hoạt động của thuốc gây độc tế bào, cách chúng hoạt động và được cơ thể xử lý với mục đích sử dụng độc tố tế bào cho các mục đích khác. Các ứng dụng tiềm năng bao gồm điều trị tăng huyết áp cho đến các chất chống ung thư.
“Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các tế bào ung thư tiếp xúc với độc tính, chúng sẽ chết. Hiện nay chúng tôi đã biết chúng có thể tiêu diệt tế bào ung thư, chúng tôi muốn biết các phân tử gây độc như thế nào, điểm mà chất độc tiếp xúc với tế bào có thể được sử dụng trong công việc chế tạo thuốc. Chúng tôi muốn biết làm thế nào chúng tôi có thể bao bọc tác nhân độc hại thành các hạt nano và đưa chúng đến các tế bào ung thư mục tiêu”.
Điều trị bệnh hoại tử da
Một trong những mục tiêu khác của bác sĩ Yap là tìm ra một loại thuốc giải độc khác cho bệnh hoại tử da. Bà cho biết: “Phương pháp trị độc hiện tại bao gồm việc các bác sĩ sử dụng thuốc kháng nọc độc có nguồn gốc từ các kháng thể do ngựa tạo ra.
“Thuốc giải độc này cần được tiêm vào máu để phát huy tác dụng. Nhưng trong trường hợp hoại tử da, nọc độc ở trên bề mặt da.” Cô giải thích rằng thuốc kháng nọc độc hiện tại không hiệu quả trong việc loại bỏ khối u trên da, và đó là một trong những hạn chế của nó.
Thuốc giải độc được tạo ra ở động vật cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng với trường hợp xấu nhất là nhiễm trùng huyết. Trong tình trạng chết người này, nhiễm trùng gây ra một phản ứng dây chuyền khắp cơ thể có khả năng dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng và tử vong.
“Các nhà nghiên cứu châu Âu đã bắt đầu sử dụng kháng thể của con người trong nghiên cứu về kháng nọc độc. Cuối cùng, cần phải có chất kháng nọc độc có thể được áp dụng trên da để điều trị chứng nhiễm trùng da”, cô chia sẻ. Hiện tại, nạn nhân bị nhiễm trùng da được can thiệp bằng phẫu thuật. Các phương pháp điều trị sau vết cắn thường bị bỏ qua vì quá tốn kém, khiến nạn nhân phải chịu hậu quả về thể chất và tâm lý.
Hứa hẹn về một phương pháp điều trị rẻ hơn
Trị liệu sinh học hứa hẹn sẽ điều trị bằng nọc rắn an toàn hơn và rẻ hơn. “Nếu chúng ta có thể sản xuất kháng nọc không có nguồn gốc từ kháng thể, nó sẽ có giá cả phải chăng hơn vì chúng ta có thể nâng cao sản lượng và giảm chi phí. Nó cũng sẽ hiệu quả hơn trong việc phân phối thuốc và có thể được sản xuất trong phòng thí nghiệm”, Tiến sĩ Yap nói.
Kinh phí để tiếp tục nghiên cứu là thách thức lớn nhất trong quá trình nghiên cứu đang diễn ra, khi đại dịch trở nên trầm trọng hơn.
“Mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc tài trợ nghiên cứu về Covid-19 hoặc các bệnh không lây nhiễm khác hiện nay. Rắn cắn thường là một căn bệnh nhiệt đới bị bỏ quên, nhưng tôi rất vui vì một số nhà tài trợ quốc tế như Wellcome Trust, Hiệp hội Y học và Vệ sinh Nhiệt đới Hoàng gia và Hamish Ogston Foundation, đang ngày càng quan tâm đến việc hỗ trợ nghiên cứu về vấn đề này”, Tiến sĩ cho biết.