Tag

Tình trạng xâm hại trẻ em còn nhiều tồn tại nhức nhối

Thời sự 27/05/2020 11:28
aa
TTTĐ - Sáng 27/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo tóm tắt của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Nội dung này được Quốc hội dành trọn cả ngày thảo luận, được phát thanh truyền hình trực tiếp để nhân dân cả nước theo dõi.

Tình trạng xâm hại trẻ em còn nhiều tồn tại nhức nhối

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo trước Quốc hội

Bài liên quan

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng xâm hại trẻ em

Hà Nội: Triển khai thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2020

Diễn đàn phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em

Hơn 8.700 trẻ bị xâm hại

Báo cáo giám sát nhận định, những năm qua, cùng với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em.

Tuy nhiên, vẫn xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, trong đó nhiều vụ xâm hại nghiêm trọng. Theo báo cáo của Chính phủ, giai đoạn này có 8.442 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm hại (chiếm 0,035% tổng số trẻ em toàn quốc). Trong đó, hơn 6.400 trẻ bị xâm hại tình dục, chiếm 73,85% tổng số trẻ em bị xâm hại; bạo lực 857 trẻ, 106 trẻ bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt... Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến với 1.400 trẻ, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình một ngày cả nước có 7 trẻ em bị xâm hại.

Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Ngoài ra, còn số lượng khá lớn trẻ em lao động không đúng quy định của pháp luật về lao động, trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc và trẻ em tảo hôn.

Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật

Cũng theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đạt được những kết quả quan trọng. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn, qua đó góp phần hạn chế những tổn hại về thể chất, tinh thần mà trẻ em phải gánh chịu. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm hơn. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật…

Tuy nhiên, một số quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ nên còn khó khăn trong tổ chức thực hiện; Một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các nghị định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em chưa bảo đảm tính răn đe. Việc xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức; Vẫn để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em, thậm chí xảy ra cả trong gia đình và nhà trường. Công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với sự phát triển của du lịch, nhiều khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có cả những đối tượng đã có án tích về xâm hại trẻ em, nhưng biện pháp quản lý, giám sát các đối tượng này chưa chặt chẽ, dẫn đến nguy cơ xâm hại trẻ em trong hoạt động du lịch, đặc biệt là xâm hại tình dục.

Ngoài ra, UBND một số địa phương chưa quan tâm bố trí đất đai, đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em. Công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc đã bị xâm hại còn một số hạn chế; Nhiều địa phương chưa thống kê đầy đủ, chính xác số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nên không cảnh báo được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa xâm hại trẻ em chưa tương xứng với tình hình.

“Qua thanh tra, kiểm tra, rất ít phát hiện được vi phạm, trong khi tình hình xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp. Việc giải quyết một số vụ xâm hại trẻ em chưa kịp thời, chưa nghiêm, một số trường hợp có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm…“, báo cáo nêu.

Một trong nguyên nhân của tình trạng trên được chỉ ra là một số nơi còn coi nhẹ công tác này. Việc xử lý một số vụ việc xâm hại trẻ em còn chậm. Mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, kéo theo một số vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ em, đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Những tác động xấu của mạng internet, mạng xã hội dẫn đến nhiều nguy cơ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Từ thực tế giám sát, Đoàn giám sát đề nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại được chỉ ra trong báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ xâm hại trẻ em.

Trong năm 2020, Chính phủ cần ban hành theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo các bộ ban hành: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục; Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; Quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em; Quy định về điều tra thân thiện đối với trẻ em…

Đoàn giám sát cũng đề nghị Bộ Công an bảo đảm tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm đạt trên 90%. Viện kiểm sát nhân dân tối cao bảo đảm ra quyết định truy tố đúng thời hạn và truy tố bị can đúng tội danh đạt 100%. Toà án nhân dân tối cao bảo đảm tỷ lệ giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%. HĐND và UBND các địa phương thực hiện đầy đủ trách nhiệm Luật Trẻ em giao; Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.

Đọc thêm

Xúc động những dòng ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Xúc động những dòng ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Sáng 24/5, tại Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức trọng thể Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, theo nghi thức Quốc tang.
TP Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

TP Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - Sáng 24/4, Tại Hội trường Thống Nhất (Quận 1) đã trang trọng diễn ra lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với Nhân dân Thời sự

Nhà lãnh đạo giản dị, gần gũi với Nhân dân

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là một trong những nhà lãnh đạo tiêu biểu của đất nước trong thời kỳ đổi mới, được biết đến không chỉ bởi những đóng góp sâu sắc cho sự nghiệp phát triển quốc gia mà còn bởi lối sống giản dị, liêm chính, gương mẫu. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là biểu tượng sinh động của một người cộng sản chân chính, luôn lấy dân làm gốc, lấy phục vụ Tổ quốc làm lẽ sống.
Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Tin tức

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đúng 7 giờ sáng 24/5, Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể trong nền nhạc trầm buồn "Hồn tử sĩ."
Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Tin tức

Một cuộc đời cống hiến vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương vừa qua đời ở tuổi 88. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc, đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước với tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bài 3: Giáo dục địa phương - Cần sự linh hoạt, sáng tạo Tiêu điểm

Bài 3: Giáo dục địa phương - Cần sự linh hoạt, sáng tạo

TTTĐ - Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo Kết luận số 127 của Bộ Chính trị là một chủ trương đúng đắn, mang tầm nhìn chiến lược dài hạn. Thế hệ trẻ, những người nắm giữ vận mệnh tương lai của đất nước rất cần thấm nhuần quan điểm này, để từ đó, xây dựng bản lĩnh, tư tưởng vững vàng, trở thành những “tấm lọc” trước những thông tin xuyên tạc, trái chiều của những phần tử cực đoan, đối tượng thù địch. Để có được điều đó, công tác giáo dục tư tưởng chính trị cũng như giáo dục địa phương trong trường học cần phải được coi là cấp thiết trong thời điểm hiện tại, đòi hỏi cần được triển khai linh hoạt, sáng tạo.
TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh thông tin về Lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về lễ viếng và lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại thành phố.
Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Tin tức

Đồng chí Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc

TTTĐ - Đồng chí Trần Đức Lương - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa vĩnh biệt chúng ta. Sự ra đi của Đồng chí là niềm tiếc thương vô hạn nhưng đồng thời cũng để lại những di sản quý giá và là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng đăng tải bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí Tin tức

Cả tài sản công, đất công và tư đang bị lãng phí

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, không chỉ tài sản công, trên thị trường có nhiều tài sản tư, nhiều ngôi nhà, tòa nhà bị bỏ hoang, ngay chợ Bến Thành có tòa nhà khung xương để suốt...
ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tin tức

ĐBQH đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TTTĐ - Cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm 2025 là mục tiêu ngắn hạn nên không thể tìm các động lực mới, đại biểu Quốc hội đề xuất các giải pháp: Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu; giữ vững và mở rộng thị trường nội địa; đồng thời thúc đẩy tiêu dùng trong nước và thúc đẩy phát triển kinh tế đêm...
Xem thêm