Tag

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Sức khỏe 19/04/2018 15:19
aa
TTTĐ - Ngày 18/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia” (Cơ quan thường trực soạn thảo là Bộ Y tế). Tọa đàm có sự hiện diện của đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các chuyên gia kinh tế, pháp luật, y tế, đại diện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Tọa đàm được tổ chức nhằm lấy ý kiến, trao đổi về việc: Có cần thiết ban hành “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”; tác động của Luật này đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển của ngành sản xuất, kinh doanh rượu, bia; trao đổi về tính hiệu quả, thực tiễn của những quy định kiểm soát giảm mức tiêu thụ rượu, bia; kiểm soát việc cung cấp rượu, bia; giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cuả Bộ Y tế.

Qua Tọa đàm, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các ban ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp,… băn khoăn về tính khả thi của dự án Luật.

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA phát biểu khai mạc Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Trình bày tham luận khai mạc Tọa đàm, PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch VBA khẳng định: “Nếu sử dụng rượu, bia điều độ, phù hợp với khuyến cáo của bác sỹ thì bản thân rượu, bia không có hại cho sức khỏe mà ngược lại, còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe và WHO đã đề ra chiến lược toàn cầu về giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12 ngày 2 năm 2014 về Chính sách quốc gia Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020…”

Nguyên nhân chính gây ra tác hại hay các vụ ngộ độc là do người tiêu dùng sử dụng các loại rượu không có nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Theo một nghiên cứu điều tra của PGS.TS Lưu Bích Ngọc - Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) thực hiện trên quy mô quốc gia tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 1 năm 2016 cho thấy, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng rượu tiêu thụ. Loại rượu này chất lượng kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế). Do vậy, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”
Ông Matthew Wilson - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm

Ông Matthew Wilson - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam nêu quan điểm: “Heineken cho rằng một số yếu tố trong Dự án Luật này có thể tạo ra tác động lớn và tiêu cực đến nền kinh tế, thậm chí gián tiếp tiếp tay cho hoạt động kinh doanh bia, rượu bất hợp pháp và có hại cho người tiêu dùng. Ví dụ bên cạnh việc bất hợp lý trong quy định khoảng thời gian được uống trong ngày, việc cấm doanh nghiệp rượu, bia tài trợ và quảng cáo chỉ cho các doanh nghiệp ngành bia, rượu giảm sức cạnh tranh và nó cũng không mang lại lợi ích cho bất cứ đối tượng nào. Nhiều doanh nghiệp như Heineken, Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn đã đồng hành cùng nhiều sự kiện ý nghĩa và quy mô lớn ở Việt Nam như Countdown, Giờ Trái Đất, đường đua F1,… Nếu như hoạt động này không còn được cho phép, người Việt sẽ không còn được trải nghiệm thú vị và sôi nổi như vậy nữa khi mà Việt Nam đang hội nhập sâu rộng hơn không chỉ về kinh tế mà cả về văn hóa - xã hội…”

Nhìn nhận về Quỹ Nâng cao sức khỏe, đại diện Heineken cũng thẳng thắn cho biết, đây là một mô hình không hiệu quả, minh chứng là ở nhiều nước trên thế giới tỷ lệ phân bổ ngân sách quỹ cho hoạt động phòng, chống tác hại chỉ ở mức dưới 5%. Trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang hướng đến việc triển khai những chiến dịch điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, như chương trình “Đã uống rượu bia thì không lái xe” của Heineken năm 2017, thì nếu Quỹ đi vào hoạt động khoản chi phí đang sử dụng cho những chương trình này sẽ bị phân bổ lại, thay thế bởi những chương trình kém hiệu quả hơn.

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”
Tọa đàm thu hút đông đảo các đại biểu tham dự

Ông Nguyễn Tiến Vỵ - Phó Chủ tịch VBA nhấn mạnh: “Hiện nay hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu bia khá đầy đủ, có tới 85 văn bản từ Luật, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư, … Tại sao có nhiều văn bản quy phạm pháp luật như vậy mà chưa quản lý tốt? Cần sửa đổi, bổ sung vào hệ thống văn bản này và xem xét kỹ lưỡng về nhiều điểm chưa khả thi của Dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”. Dự án cần tập trung vào các vấn đề về rượu dân tự nấu, rượu nhập lậu, rượu thuốc đang buôn bán tràn lan trôi nổi trên thị trường. Nếu thực hiện tốt nghiêm chỉnh các quy định tại các văn bản: Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh rượu; Quyết định 244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Luật An toàn Thực phẩm; Luật Quảng cáo; Luật Đầu tư; Bộ luật xử lý vi phạm hành chính.... thì nhà nước sẽ quản lý tốt được những hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng rượu, bia…”.

Hiện nay chưa có quốc gia nào trên thế giới ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Có một số ít nước ban hành Luật Kiểm soát rượu, bia (Thái Lan) hoặc Luật về kiểm soát chất có cồn (Lithuania)… Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật đã ban hành tới các nhà sản xuất và truyền thông để nâng cao nhận thức hành vi sử dụng đồ uống có cồn có trách nhiệm, có văn hóa; không lạm dụng đồ uống có cồn, không nhất thiết phải ban hành thêm một đạo luật nữa gây tốn kém nguồn lực và chưa tính toán được hiệu quả của nó mang lại.


Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Cũng tại Tọa đàm, nhiều đại biểu ban ngành chức năng của Quốc hội, Luật sư, Hiệp hội ngành hàng liên quan, chuyên gia đã đưa ra ý kiến về việc nên xác định đúng và tập trung vào vấn đề nghiêm trọng là rượu lậu và rượu tự nấu không được kiểm chứng nguồn gốc và chất lượng, thay vì đưa ra những điều kiện gây hoang mang và bất lợi cho các doanh nghiệp. Người tiêu dùng khi không được cung cấp đúng theo nhu cầu có thể sẽ tìm đến những loại rượu rẻ tiền, không hợp pháp và kéo theo là một loạt các hệ lụy về sức khỏe.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam mong muốn Quốc hội quan tâm và xem xét về việc có cần thiết ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Bởi nó có tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định và bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, phục vụ xuất khẩu, đẩy lùi hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Tin liên quan

Đọc thêm

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh Sức khỏe

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Mới đây, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh thiết lập mối quan hệ chiến lược hướng đến thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và sử dụng tiện ích tài chính hiện đại, PVcomBank đã tài trợ 100 triệu đồng cho Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2024 do bệnh viện tổ chức.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Xem thêm