Tag

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương đạo đức sáng ngời

Giáo dục 20/07/2024 15:10
aa
TTTĐ - Đảng ta đã khẳng định, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu và khoa học - công nghệ là then chốt đối với sự phát triển của đất nước. Trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tận tâm vì thế hệ trẻ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành muôn vàn thương yêu cho thiếu nhi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà báo tâm trong, trí sáng, giàu tâm huyết

Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương đạo đức sáng ngời
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt thân mật học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu

57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ khóa VII đến khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị (từ khóa VIII đến khóa XIII), Tổng Bí thư (từ khóa XI đến khóa XIII), Chủ tịch nước (từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2021), Chủ tịch Quốc hội (khóa XI, XII), Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến rất to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong 3 nhiệm kỳ qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những cống hiến lớn đối với công cuộc phát triển đất nước, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện chiến lược về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt, Tổng Bí thư dành nhiều sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân tài.

Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư nhiều lần dành tình cảm, sự quan tâm cho giáo dục. Qua những bức thư Tổng Bí thư gửi giáo viên, học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới có thể thấy, tư tưởng của vị lãnh đạo về giáo dục là kim chỉ Nam cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Trước thềm năm học mới 2019 - 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư động viên cán bộ, giáo viên và học sinh cả nước.

Trong thư, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa; chất lượng giáo dục các cấp học được nâng lên; việc chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện tích cực; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương trong hoạt động giáo dục; các đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao, được bạn bè thế giới mến phục.

Biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục, Tổng Bí thư căn dặn: “Ngành Giáo dục cần tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua; tăng cường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu của năm học…”

Không nói những lời giáo điều, Tổng Bí thư nhắn nhủ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp “trồng người”; mong các em học sinh, sinh viên tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc, noi theo các thế hệ cha anh đi trước, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt để sau này trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

Tấm gương đạo đức "tôn sư trọng đạo"

Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng cũng như sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nước nhà, trong buổi gặp mặt thân mật học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc năm học 2017 - 2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Ông cha ông ta đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí suy thì đất nước yếu”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương đạo đức sáng ngời
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xúc động tặng hoa thầy giáo cũ trong ngày gặp mặt

Thực tế cho thấy, quan hệ quốc tế của đất nước ngày càng rộng mở. Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, Tổng Bí thư căn dặn, không được chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được, vì so với yêu cầu và mong muốn cũng còn không ít khó khăn, hạn chế, cần tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa.

Với các cháu học sinh, sinh viên, Tổng Bí thư vui mừng, xúc động trước tinh thần nỗ lực vượt khó, vươn lên trong học tập, rèn luyện, giúp đỡ bạn bè của các cháu, trở thành những tấm gương sáng để cho các bạn noi theo. Không chỉ ở những thành phố lớn, mà nơi vùng cao, vùng sâu, miền núi của đất nước, cũng ngày càng có nhiều học sinh tiêu biểu, xuất sắc, đạt thành tích học tập giỏi, dù hoàn cảnh rất khó khăn.

Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của việc “phải giáo dục toàn diện”, song tựu chung lại, theo Tổng Bí thư chính là “Đức và Tài”. “Vừa qua, các cháu đã phấn đấu học rất giỏi, rèn luyện rất tốt rồi, nhưng làm sao để trong mỗi người phải vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức phải là gốc”, Tổng Bí thư, căn dặn. Đương nhiên, nói như vậy không có nghĩa là xem nhẹ tài, vì không có tài thì không đóng góp xây dựng được cho đất nước, không gọi là “nguyên khí quốc gia” được. Nhưng, cha ông ta đã nói, “chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”; “Có Tài mà cậy chi Tài/ Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”.

Nhấn mạnh điều này, Tổng Bí thư mong muốn các cháu học sinh, sinh viên phải “hết sức chú ý rèn luyện phẩm chất, đạo đức”, “tiên học lễ, hậu học văn”, đạo đức mới là gốc.

“Lấy đức làm gốc”, trong cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là tấm gương sáng ngời, là người thầy vĩ đại của bao thế hệ học trò bởi lối sống giản dị và khiêm nhường, bởi đạo đức cao cả của một nhà lãnh đạo tài năng, nhà lý luận, nhà khoa học xuất sắc.

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn xúc động khi nhắc đến tấm gương đạo đức và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

''Nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết một câu, trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim, sâu sắc lắm. Còn nhà thơ Tố Hữu thì đã có rất nhiều bài viết về Bác Hồ mà tôi rất thích cái câu “mong manh áo vải hồn muôn trượng, hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tất cả vì sự nghiệp chung, đấy mới là người cộng sản chân chính'', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Hôm nay, trái tim của người cộng sản chân chính ấy đã ngừng đập. Thế nhưng, trong trái tim của hàng triệu cán bộ, giáo viên, học sinh còn vẹn nguyên hình ảnh về một cậu học trò nhỏ năm nào khi đã ở vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước vẫn giữ lối sống khiêm nhường, giản dị, một lòng tôn kính thầy cô, chan hòa với bạn bè trong ngày hội ngộ.

Lối sống ấy, đạo đức ấy là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế hệ học trò noi theo, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để trở thành những con ngoan, trò giỏi, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để đủ đức, đủ tài cống hiến cho nước nhà…

Với những công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng đồng chí Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đọc thêm

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Xem thêm