TP HCM triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử
Hội thảo đẩy mạnh hồ sơ sức khỏe điện tử do Bộ Y tế phối hợp Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hồi giữa tháng 6/2019, tại TP HCM
Bài liên quan
Phấn đấu đến 2020, tối thiểu 80% người dân được lập hồ sơ sức khỏe điện tử
Triển khai hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử trên cả nước từ tháng 7
Kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu mỗi người dân TP đều có một EHR để tạo sự kết nối liên thông dữ liệu về tình hình sức khỏe, dữ liệu khám, chữa bệnh giữa các cơ sở y tế với nhau, đảm bảo tính liên tục trong công tác chăm sóc sức khỏe. Từ đó, hướng đến mỗi người dân đều được quản lý sức khỏe, nhất là bệnh không lây nhiễm.
Kế hoạch đặt ra yêu cầu là EHR phải đảm bảo tính bảo mật, mỗi người dân được cấp một mã định danh y tế duy nhất.
Theo đó, TP HCM sẽ thực hiện thu thập dữ liệu ban đầu về tình hình sức khỏe người dân với các dữ liệu bắt buộc khi lập EHR: Dữ liệu hành chính (họ tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, số CMND/căn cước công dân, mã định danh HSSK ĐT...); Dữ liệu tiền sử và các yếu tố liên quan đến sức khỏe (tiền sử bệnh tật, dị ứng...); Dữ liệu chỉ số sinh tồn, chỉ số nhân trắc học (cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp...).
TP HCM đặt mục tiêu năm 2022, thu thập dữ liệu ban đầu về tình hình sức khỏe người dân.
Cùng với đó là cập nhật, bổ sung dữ liệu và thông tin về tình hình sức khỏe của người dân theo diễn biến thời gian. Giai đoạn này đặt mục tiêu thời gian thực hiện từ nay đến năm 2025. Thời gian này cũng phấn đấu hoàn chỉnh hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở y tế phục vụ hệ thống EHR.
Theo UBND TP HCM, từ EHR sẽ phân tích, giám sát chỉ số sức khỏe người dân để báo cáo, đánh giá về mô hình bệnh tật, tình hình sức khỏe người dân TP. Bên cạnh đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu, dự báo xu hướng diễn tiến của sức khỏe người dân làm cơ sở đề ra các giải pháp, chiến lược can thiệp phù hợp nhằm cải thiện sức khỏe, đáp ứng những nhu cầu mới về chăm sóc sức khỏe nhân dân.