TP Hồ Chí Minh xin hướng dẫn kê đơn hỗ trợ và điều trị COVID-19 loại A
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, ngày 23/2, Bộ Y tế đã làm việc với 3 công ty để thống nhất giá bán ra thị trường. Các công ty này cũng đã bán cho các công ty bán lẻ thuốc. Hiện các sản phẩm thuốc của 3 công ty đã nằm tại cửa hàng bán lẻ; Chỉ còn khâu cuối cùng làm sao bán cho dân, đây là thuốc kháng virus - loại thuốc đặc biệt - nên phải thực hiện theo kê đơn. Muốn kê đơn thì bác sĩ phải khẳng định là có bệnh. Còn nếu dương tính chạy ra mua thuốc là không đúng quy định pháp luật.
![]() |
Một nhà thuốc tây tại TP Hồ Chí Minh |
Vì vậy, để giải quyết khâu này, bà Mai cho biết, Sở Y tế có công văn gửi Bộ Y tế để xin hướng dẫn kê đơn cho bệnh nhân COVID-19 loại A. Sở hy vọng sẽ có hướng dẫn cụ thể trong thời gian sớm nhất để không bị vướng và công ty có thể yên tâm bán thuốc cho người dân.
Theo bà Mai, việc mua bán thuốc không theo kê đơn rất nguy hiểm. Nếu người dân sử dụng bừa bãi kháng sinh sẽ dễ dẫn đến kháng thuốc. Sở Y tế sẽ đi kiểm tra và nhắc nhở các nhà thuốc bán thuốc cho người dân khi chưa có hướng dẫn. Đây là vũ khí cuối cùng hiện nay, nếu hủy hoại thì sẽ rất khó khăn cho sau này trong công tác điều trị.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại buổi họp báo chiều 24/2 |
Lý giải việc số ca bệnh đang tăng nhanh, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, hệ thống giám sát của ngành Y tế ghi nhận số ca mắc mới của thành phố những ngày qua liên tục tăng cao so với giai đoạn trước và trong Tết. Đặc biệt, số trẻ em mắc COVID-19 tăng. Dự báo sắp tới, con số này tiếp tục tăng. Nguyên nhân là người dân vừa trải qua đợt nghỉ Tết dài và học sinh mới quay lại trường sau Tết.
Đặc biệt, qua khảo sát của ngành Y tế, số ca mắc biến thể Omicron đang chiếm ưu thế tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, người dân không cần quá hoang mang vì qua theo dõi các cơ sở điều trị và ca nhập viện cũng như thở máy, ngành Y tế nhận thấy số ca nặng không tăng và có xu hướng giảm những tuần qua. Đặc biệt, những ngày qua, số ca nặng, thở máy, tử vong đang ở mức thấp nhất. Thậm chí, ngày 23/2, TP Hồ Chí Minh không có ca tử vong.
Ngoài ra, thành phố hiện có độ phủ vaccine rất tốt, đang phấn đấu 80% người dân được tiêm vaccine mũi 3. Bên cạnh đó, ngành Y tế cũng thực hiện tốt chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ và đang mở rộng thêm các đối tượng. Đây là lý do số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh đang giảm ở mức thấp nhất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử
