Trái đất nóng lên thêm ít nhất 3 độ C vào cuối thế kỷ
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Reuters
Bài liên quan
Tuần lễ Ngoại giao Khí hậu châu Âu 2019 hướng tới giới trẻ
Không khí Hà Nội kém, người già và trẻ em cần hạn chế ra ngoài trời
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh
Tham dự Hội nghị có đại diện nhiều Chính phủ, các thành phần tư nhân, các tổ chức dân sự và tổ chức quốc tế.
Lượng khí thải toàn cầu đang tiến tới mức cao kỷ lục và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bốn năm vừa qua được ghi nhận là bốn năm nóng nhất và nhiệt độ mùa Đông ở Bắc Cực đã tăng 3 độ C tính từ năm 1990.
Hiện nay, mực nước biển cũng đang tăng lên trong khi các rạn san hô đang chết dần. Con người cũng bắt đầu thấy được biến đổi khí hậu có những ảnh hưởng đe dọa cuộc sống đối với sức khỏe, mức ô nhiễm không khí, các đợt sóng nhiệt và là nguy cơ gây bất ổn đối với an ninh lương thực.
Kết quả phân tích mới nhất của Liên hợp quốc cho thấy nếu cả thế giới chung tay hành động ngay từ lúc này thì vẫn có cơ hội giảm lượng khí thải carbon trong 12 năm tới và có thể giữ được mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới mức 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Ông Guterres khẳng định hội nghị thượng đỉnh lần này không phải là dịp để các nước thảo luận về vấn đề chống biến đổi khí hậu mà là nơi để các chính phủ cam kết hành động của mình.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi lãnh đạo trên toàn thế giới đưa ra những kế hoạch cụ thể, thực tế, để mỗi nước có thể gia tăng nỗ lực, đóng góp của mình nhằm giảm 45% lượng khí thải nhà kính trong thập kỷ tới và đạt mục tiêu không còn khí thải nhà kính vào năm 2050.
Để đạt được hiệu quả và mang tính khả thi, những kế hoạch này không thể chỉ giảm thiểu khí thải nhà kính đơn phương mà cần phải đưa ra giải pháp chuyển đổi hoàn toàn các nền kinh tế hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững, tránh tạo ra thêm bất bình đẳng kinh tế, đồng thời phải tạo thêm nhiều cơ hội mới cho những người bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của quá trình biến đổi khí hậu.