Trị bệnh viêm xoang, chuyên gia mách kiêng những loại thực phẩm nào?
![]() |
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt khám cho bệnh nhân
Bài liên quan
Đến nhà trị viêm xoang, thầy thuốc hại đời bé gái 15 tuổi
Đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19
13 ngày không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, viêm xoang có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị.
Nếu trường hợp nặng, viêm xoang có thể dẫn tới bị mù. Nhẹ thì có thể dẫn đến viêm, áp-xe mi mắt, túi lệ, áp-xe màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên, viêm tắc tĩnh mạch xoang…
Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa xuân và thường hay gặp ở người lớn, trẻ em ít bị viêm xoang hơn. Bệnh này dễ tái phát và thường phải điều trị trong một thời gian dài.
Khi bị viêm xoang, bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, điều trị chứ không tự ý sử dụng thuốc hay các mẹo truyền tai nhau trên mạng để tránh tiền mất tật mang.
Để điều trị viêm xoang hiệu quả cũng như tránh những cảm giác khó chịu khi bị viêm xoang, PGS Hoài An cho biết người bị viêm xoang nên kiêng một số loại thực phẩm.
Đầu tiên là sữa và những sản phẩm làm từ sữa. Bệnh nhân bị viêm xoang không nên ăn uống các thực phẩm làm từ sữa vì sẽ tạo đờm trong khoang mũi. Đờm chính là nguyên nhân phá hủy sự khô ráo trong xoang và làm tắc nghẽn đường không khí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh càng nặng hơn.
Các thực phẩm cay cũng khiến bệnh nhân ợ nóng sau khi gây ra viêm xoang, một số vấn đề ở tai, mũi, họng. Vì thế, nếu không muốn bệnh tồi tệ hơn, bệnh nhân viêm xoang nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng.
Ăn khuya là một thói quen nên bỏ bởi bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường phải chịu ảnh hưởng là nên ăn gì và khi nào. Với bệnh nhân viêm xoang, nếu có thói quen ăn trước khi đi ngủ khoảng một tiếng, dòng hồi lưu axit sẽ cho thấy mối liên quan giữa hai căn bệnh.
Sự chuyển hóa nhịp nhàng từ mũi xuống dạ dày, tuy nhiên khi nằm xuống sẽ gây ra sự hồi lưu từ dạ dày lên. Nó chạy lên miệng và có vị chua, hỗn hợp axit này cùng một số thực phẩm tiêu hóa sẽ chạy lên vòm mũi và có thể gây viêm.
Chất cồn làm cho cơ thể bị mất nước, sưng phồng các lớp màng phủ trong mũi và xoang, xơ cứng niêm dịch bởi tính lợi tiểu của nó. Nó kích thích tiểu tiện, khiến cơ thể mất nhiều chất lỏng cần thiết dẫn tới phá hủy niêm dịch, làm nó chảy ra liên tục. Ngoài ra, cồn còn kích thích sự hồi lưu axit làm trầy xước và viêm xoang.
Thức uống có cafein có tính lợi tiểu, làm cơ thể mất nước và là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, không chỉ chứa chất cafein, soda còn có thể gây ra đầy hơi dẫn tới sự hồi lưu axit.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

Làm rõ vụ việc Bệnh viện Nam Định "đóng đủ tiền mới cấp cứu"

Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị
