Tag

Triển khai sớm chương trình Tan máu bẩm sinh Quốc gia

Sức khỏe 09/05/2020 21:09
aa
TTTĐ - Theo thống kê của Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, mỗi năm tại nước ta có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia), trong đó có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng.

Triển khai sớm chương trình Tan máu bẩm sinh Quốc gia

Đôi vợ chồng trẻ có 2 con cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh đang điều trị tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Bài liên quan

Trao tặng hơn 40 suất quà tới các bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia

Cặp vợ chồng cùng mắc Thalassemia có con khoẻ mạnh sau 9 năm chạy chữa

10% dân số Việt mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Chung tay nâng cao nhận thức phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia

Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh là do tan máu di truyền. Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Tỷ lệ người đồng bào dân tộc miền núi chiếm khá cao, từ 20 - 40%. Đặc biệt, người dân tộc thiểu số có tỷ lệ người mang gen tan máu bẩm sinh cao chủ yếu do kết hôn cận huyết. Mỗi năm có hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.

Sáu dân tộc chủ yếu ở miền núi phía Bắc như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao và Mông có tỷ lệ mang gen và mắc bệnh khá cao như: 26,1% ở dân tộc Tày; 25,5% ở dân tộc Dao, 24,7% ở dân tộc Nùng. Đáng chú ý, tại Sơn La, dân tộc Xinh Mun có tỷ lệ mang gen bệnh rất cao, lên tới hơn 80%. Tại các địa bàn này, ước tính mỗi năm, khoảng 100.000 trẻ ra đời thì có khoảng 250 trường hợp thai nhi bị phù (không thể sống), khoảng 200 trẻ bị bệnh ở mức độ trung bình đến nặng - là những bệnh nhân sẽ phải điều trị cả đời.

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, Việt Nam đã có những nỗ lực lớn song việc điều trị mới chỉ giúp cải thiện tốt cuộc sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh. Chất lượng sống của các bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh rất thấp, số tử vong lớn. Từ năm 2001 đến nay, có tới 20% bệnh nhân tử vong ở lứa tuổi từ 6 đến 7. Nhiều em tử vong ở độ tuổi 16 đến 17, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh nặng không có cơ hội xây dựng gia đình.

Phương pháp điều trị hiện nay là duy trì truyền máu và thải sắt suốt cuộc đời. Phương pháp chữa khỏi bệnh duy nhất là ghép tế bào gốc, cụ thể là ghép tế bào gốc đồng loài nhưng điều kiện để bệnh nhân có thể được ghép tế bào gốc rất hạn chế. Chúng ta có thể phòng bệnh hiệu quả tới 90 - 95% bằng các biện pháp như tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp cho họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh đẻ nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

Tuy nhiên, trước đây việc tầm soát gen bệnh cũng như sàng lọc trước sinh đối với bệnh Thalassemia vẫn còn mới và chưa được triển khai rộng rãi.

Năm 2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 3/12/2019 hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Tiếp theo đó, ngày 21/4/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1807/QĐ-BYT hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; trong đó lần đầu tiên quy định cụ thể hướng dẫn chuyên môn cho các cơ sở y tế về sàng lọc Thalassemia.

Đây là một bước tiến quan trọng góp phần đẩy mạnh hoạt động sàng lọc Thalassemia và hướng tới mục tiêu giảm dần số trẻ sinh ra bị bệnh trên toàn quốc; thể hiện những nỗ lực không ngừng của Viện trong hoạt động truyền thông, phối hợp tầm soát gen bệnh và đề xuất chính sách.

Ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số cho rằng, vấn đề then chốt của việc tăng cường khám sức khỏe tiền hôn nhân và sàng lọc trước sinh chính là xây dựng và triển khai chương trình Tan máu bẩm sinh quốc gia.

Chương trình có những giải pháp cụ thể như: Đưa bệnh tan máu bẩm sinh vào chương trình sàng lọc cho các cặp đôi trước kết hôn; đưa bệnh tan máu bẩm sinh vào danh sách bốn bệnh cần được được sàng lọc trước sinh; đưa xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là xét nghiệm bắt buộc đối với các sản phụ đến khám thai lần đầu; tuyên truyền, vận động các gia đình có con trong độ tuổi học sinh phổ thông tự nguyện tham gia sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh; bảo hiểm y tế xem xét thanh toán chi phí chẩn đoán trước sinh.

Chương trình Tan máu bẩm sinh quốc gia sẽ góp phần kiểm soát, khống chế sự phát triển của nguồn gen bệnh, hạn chế trẻ em sinh ra bị bệnh, đồng thời cải thiện chất lượng sống cho người bệnh và nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong thời gian tới.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết Tin Y tế

Tăng cường giám sát ổ dịch sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12/7 đến 19/7), thành phố Hà Nội ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện.
Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách Tin Y tế

Khám, chăm sóc sức khỏe cho hơn 2.000 đối tượng chính sách

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), Trung tâm Y tế (TTYT) quận Hai Bà Trưng đã tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe cho 2740 đối tượng chính sách trên địa bàn quận.
Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024 Tin Y tế

Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Công văn số 3269/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024.
Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế Tin Y tế

Đảm bảo tốt nhất về công tác y tế

TTTĐ - Bắt đầu từ 7h sáng 25/7, Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong đó, công tác an ninh cũng như công tác y tế tại lễ tang được đảm bảo an toàn, kỹ lưỡng.
Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc Sức khỏe

Bệnh viện 199 tiên phong trong ứng dụng xét nghiệm mẫu tóc

TTTĐ - Bệnh viện 199 – Bộ Công An vừa tổ chức hội thảo chuyên đề “Tương lai của y học xét nghiệm mẫu tóc và những ứng dụng thực tiễn" đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực y tế tại TP Đà Nẵng.
Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc Chung tay vì an toàn thực phẩm

Truy xuất tận cùng nguồn gốc loại rượu gây ngộ độc

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu dừng lưu thông ngay và truy xuất tận cùng nguồn gốc của loại rượu ở Thái Nguyên khiến 5 người sử dụng phải nhập Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin Y tế

Hà Nội đảm bảo công tác y tế phục vụ Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ Lễ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang Tin Y tế

Ngành Y tế sẵn sàng phục vụ Quốc tang

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo đảm công tác y tế, phòng chống dịch phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam Tin Y tế

Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng Tin Y tế

Hải Phòng: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng

TTTĐ - Theo thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng, từ ngày 8-14/7/2024, toàn thành phố ghi nhận 991 ca mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (794 ca bệnh) số ca mắc tăng 28,9%.
Xem thêm