Tag

Trồng rừng - một trong những giải pháp để ngăn chặn đại dịch về sau

Môi trường 11/08/2021 15:48
aa
TTTĐ - Giữa những ngày dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh phía Nam, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia vẫn nỗ lực trồng xong 2.000 cây gỗ lớn bản địa trên diện tích 4ha tại rừng Đồng Nai và chuẩn bị trồng thêm gần 10.000 cây gỗ lớn tại Thanh Hóa.
"Trồng rừng giữ nước" để mùa khô không còn là cơn ác mộng Quảng Nam đặt mục tiêu trồng mới thành công 51,6 triệu cây xanh Những cô gái trồng rừng dưới đáy biển Trồng rừng ngập mặn bảo vệ bãi ven biển tại đồng bằng sông Cửu Long Trồng cây, trồng rừng góp phần chủ động phòng chống thiên tai (*)

Nỗ lực trồng rừng là hoạt động trong khuôn khổ chiến dịch “Trồng rừng ngăn đại dịch tiếp theo” do Gaia phát động vào tháng 6/2021. Ngoài trồng rừng, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia thực hiện nhiều nội dung truyền thông trên các trang mạng xã hội nhằm giúp công chúng hiểu rõ về đại dịch và vai trò của việc trồng rừng, phục hồi thiên nhiên trong việc ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Chiến dịch đã nhận được sự ủng hộ 2.000 cây từ Premier Oil, Hướng nghiệp Á Âu và gần 50 cá nhân từ nhóm IT và những người bạn. Chiến dịch cũng đã lan tỏa với hàng trăm ngàn lượt người trên mạng xã hội mỗi tuần.

Người dân địa phương vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng
Người dân vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng tại Đồng Nai

Nghiên cứu tiến trình các đại dịch trong lịch sử, Gaia nhận thấy các đại dịch ngày càng gần nhau hơn. Nếu như trước đây, phải vài trăm năm hay vài chục năm mới có một đại dịch, thì chỉ tính từ thập kỷ 60 đến nay, chúng ta đã trải qua 9 đại dịch kinh hoàng gồm: Marburg (1967), Ebola (1976), Nipah (1999), Sars (2002), H5N1 (2003), Mers (2012), H7N9 (2013), H1N1 (2009), Covid-19 (2019). Điều này cho chúng ta thấy những đại dịch tiếp theo có thể xảy ra và với tốc độ tàn phá thiên nhiên như hiện nay, các đại dịch sẽ càng gần nhau và càng khốc liệt hơn.

Theo WHO, 70% các bệnh truyền nhiễm ở người trong thời gian gần đây là bệnh có nguồn gốc động vật. Hơn 850.000 loài virus gây bệnh mà chúng ta chưa biết, trong tổng số 1,7 triệu loại virus chưa được phát hiện có thể đang tồn tại trong thiên nhiên hoang dã. Việc tàn phá thiên nhiên, làm tăng cơ hội con người tiếp xúc với virus, do vậy càng dễ xảy ra đại dịch.

Người dân địa phương vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng
Người dân địa phương vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng

Chia sẻ tại một buổi nói chuyện trực tuyến về đại dịch Covid-19 và việc phục hồi thiên nhiên, bà Đỗ Thị Thanh Huyền - nhà sáng lập, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết: “Phục hồi thiên nhiên là giải pháp tốt và bền vững nhất để ngăn chặn đại dịch tiếp theo. Khi chúng ta phá rừng, các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống phải di chuyển vào khu vực dân cư. Các loài thực vật bị khai thác phục vụ nhu cầu con người, virus sẽ thoát ra khỏi khu rừng và lây lan dịch bệnh cho con người, thông qua các vật chủ đầu tiên là những loài động vật hoang dã. Việc trồng rừng sẽ làm tăng đa dạng sinh học, tạo môi trường sống an toàn cho các loài động thực vật hoang dã và do vậy tăng khả năng kháng bệnh, ngăn ngừa đại dịch không chỉ với thiên nhiên mà với cả con người”.

Người dân địa phương vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng
Vì một tương lai con người sống hoà hợp với thiên nhiên giàu đẹp

Thấy được tầm quan trọng của việc trồng rừng góp phần ngăn ngừa đại dịch, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã quyết tâm đẩy mạnh chiến dịch, nỗ lực trồng rừng ngay trong thời kỳ Covid-19 đỉnh điểm này. Những ngày qua, Gaia đã tiến hành nhiều cuộc họp, làm việc trực tuyến với các nhà tài trợ và cả đối tác địa phương để chuẩn bị công tác trồng rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Mặc dù trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Gaia và các đơn vị đối tác vẫn quyết tâm tìm giải pháp để tiến hành trồng rừng nhằm đảm bảo mục tiêu kép, đồng thời tuân thủ mọi quy định của Chính phủ trong phòng chống dịch.

Người dân địa phương vận chuyển cây giống đến điểm trồng rừng
Người dân vận chuyển cây giống đến điểm trồng

Đến hiện tại, toàn bộ 2.000 cây gỗ lớn bản địa thuộc 7 loài gồm: Chiêu liêu, giáng hương, ươi, dầu, gõ đỏ, gõ mật, bằng lăng đã được trồng thành công với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, người dân địa phương và đặc biệt là đội ngũ Gaia.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia cho biết: “Việc trồng rừng ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai không chỉ góp phần ngăn đại dịch tiếp theo, mà còn hướng đến bảo vệ một trong những quần thể voi cuối cùng tại Việt Nam cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, cải thiện chức năng sinh thái của rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các cán bộ Kiểm lâm thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai đang cùng trồng rừng
Các cán bộ Kiểm lâm thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai đang cùng trồng rừng

Đây không phải lần đầu tiên Gaia trồng rừng tại Đồng Nai nên chúng tôi đã thông thuộc địa hình, có thể phối hợp làm việc trực tuyến với các cán bộ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai và cộng tác viên địa phương để trồng thành công 4ha rừng này”.

Khu rừng sẽ tiếp tục được Gaia phối hợp với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai chăm sóc và giám sát trong 4 năm để đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.

Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia (www.gaiavn.org)

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia là tổ chức khoa học kỹ thuật không vì lợi nhuận, với sứ mệnh trao quyền và thúc đẩy các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm tạo dựng một tương lai nơi con người sống hoà hợp với mẹ Trái Đất.

Các chương trình hiện nay của Gaia gồm: Trồng và phục hồi rừng; Trải nghiệm thiên nhiên cho các doanh nghiệp, gia đình, học sinh và giới trẻ; Nâng cao năng lực cho cán bộ các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên; Rác thải nhựa và Sống Xanh.

Đọc thêm

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi Môi trường

Hà Nội: Bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi

TTTĐ - Cần bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình thủy lợi, hệ thống các cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rất to, vùng núi chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường Môi trường

Bệnh viện TTH Vinh bị phạt 90 triệu đồng vì vi phạm môi trường

UBND tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Bệnh viện TTH Vinh – Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa TTH Vinh do vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây không phải lần đầu đơn vị này đối mặt với các hình thức xử phạt.
Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm Môi trường

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương Dự án đường băng núi Minh Đạm

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 57/NQ-HĐND về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường băng cố định kết hợp giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại khu vực núi Minh Đạm, huyện Long Điền (Giai đoạn 2).
Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế Môi trường

Bình Dương: Thúc đẩy tăng trưởng xanh hóa nền kinh tế

TTTĐ - Theo quy hoạch, Bình Dương sẽ tập trung phát triển kinh tế xanh hóa nền kinh tế với sản xuất, tiêu dùng, giao thông, hạ tầng, đô thị, nông thôn xanh…nhờ vào khoa học và công nghệ. Với việc áp dụng xu hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn đã giúp tạo dựng nền kinh tế hài hòa giữa con người, tự nhiên và xã hội.
Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo Môi trường

Phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy xử lý rác Côn Đảo

TTTĐ - HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua Nghị quyết số 53/NQ-HĐND về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác để đầu tư xây dựng dự án nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi Môi trường

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

TTTĐ - Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long Tin tức ANTT

Bộ Công an quyết liệt với "cát tặc" tại Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Hiện nay, tình trạng khai thác cát trái phép tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Lợi nhuận từ việc khai thác cát trái phép lớn nên các đối tượng bất chấp pháp luật, tinh vi và rất liều lĩnh. Cuộc chiến chống “cát tặc” là công việc thường xuyên, liên tục nhưng cũng rất gian nan.
Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem thêm