Từ 5-10, có 6 trường hợp phải ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính mới
![]() |
Theo nghị định, người đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới khi: Vi phạm thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính; ban hành quyết định xử phạt thuộc các trường hợp tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính; giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính; có sai sót làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định; quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền được ban hành làm thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính; có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.
Nghị định này cũng đã bổ sung Điều 6đ vào sau Điều 6d về trách nhiệm và việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót.
Theo đó, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót và cơ quan của người đó phải kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện quyết định gây ra.
Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải căn cứ vào nội dung, tính chất mức độ sai sót của quyết định và hậu quả do việc thực hiện quyết định đó gây ra đối với cá nhân, tổ chức có liên quan và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó.
Việc xem xét trách nhiệm được thực hiện như sau: Cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của người đã ban hành, tham mưu ban hành quyết định đó, đồng thời xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót.
Cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình ban hành, tham mưu ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung có sai sót của quyết định, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Nếu gây thiệt hại thì phải hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo Báo Tin tức
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lâm Đồng: Khởi tố 2 đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia

Bắt thêm Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm pháp y tâm thần

Tràng Định (Lạng Sơn): Bắt quả tang 4 đối tượng sử dụng trái phép chất ma tuý

Hải quan Khu vực II chủ động chặn ma túy từ "trên trời"

Trang bị hệ thống PCCC tự động bảo vệ phố cổ Hội An

Kỳ Sơn (Nghệ An): 22 năm tù dành cho các đối tượng “Mua bán trẻ em”

Triệt phá loạt vụ buôn lậu thuốc lá quy mô lớn

Ngăn ngừa hiểm họa cháy, nổ tại các khu dân cư

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện giúp sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn
