Tag

Từ bỏ cơ hội "đổi đời", cô giáo trẻ thực hiện "giấc mơ" đồng hành cùng học trò

Giáo dục 22/02/2022 08:59
aa
TTTĐ - Biên tập viên thời tiết VTV là cơ hội “đổi đời” – nhiều người vẫn nói vậy đối với các cô gái trẻ có tài năng và ngoại hình. Nhưng cô giáo trẻ Nguyễn Lan Phương ngày đó đã quyết định quay về với nghiệp dạy học - ước mơ từ thuở bé để được đồng hành với học trò thân yêu.
Gặp lại “cô giáo” Lương Thu Trang trong phim thế sóng “Phố trong làng” Cô có thể… chơi game với con được không? Học bổng cô giáo Nhế - chắp cánh ước mơ, nâng bước em đến trường Những người vẽ tâm hồn trẻ thơ

Từng trúng tuyển biên tập viên thời tiết VTV

Thổ lộ về bản thân, cô Nguyễn Lan Phương (hiện là Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã nuôi ước mơ cô giáo từ bé. Sau khi tốt nghiệp sư phạm và vào biên chế vào năm 2008, cô Phương đã dần dần hiện thực hóa giấc mơ thuở bé.

Từ bỏ cơ hội
Cô Phương trong một tiết dạy

Năm học 2010-2011, cô Phương là thí sinh trẻ nhất và đạt số điểm cao nhất trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.

Liên tiếp sau đó, cô đạt nhiều danh hiệu như điển hình tiêu biểu "Sáng kiến sáng tạo Thủ đô" các năm 2010, 2012; nhà giáo mẫu mực tiêu biểu 10 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô giai đoạn 2005-2015…

Từ bỏ cơ hội
Cô giáo Nguyễn Lan Phương từng trúng tuyển khi thi tuyển làm Biên tập viên thời tiết cho VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam (Ảnh tư liệu)

Trong quá trình công tác, cô Nguyễn Lan Phương giành nhiều giải nhất chung cuộc và nhất lĩnh vực toàn quốc cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp các năm học 2013-2014, 2015-2016; Giải nhất hội thi Công nghệ thông tin cấp thành phố năm học 2011-2012…

Không chỉ giỏi chuyên môn, cô Phương còn có năng khiếu múa và biên đạo múa. Nhiều tác phẩm do cô biên đạo đã giành giải Nhất văn nghệ cấp thành phố.

Ít người biết, cô giáo Nguyễn Lan Phương từng thi tuyển vào làm biên tập viên thời tiết cho VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam và trúng tuyển. Cô cũng đã gắn bó với công việc MC truyền hình được 5 năm. Quãng thời gian làm việc ở Đài Truyền hình giúp cô có thêm bản lĩnh trong cuộc sống.

“Vừa đi dạy vừa làm MC truyền hình rất vất vả. Nhưng, vì tình yêu với học sinh nên khi phải lựa chọn, tôi chọn nghề giáo. Vì đó là ước mơ, đam mê và mục tiêu mà tôi hướng tới...”, cô Nguyễn Lan Phương bày tỏ.

Dịch COVID-19 - Thử thách với vai trò cán bộ quản lý

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng 5/2021, hơn 2,2 triệu học sinh tại TP Hà Nội chuyển trạng thái học tập mới. Trường THCS Minh Khai cũng không phải ngoại lệ, hình thức dạy học cũng thay đổi từ trực tiếp sang trực tuyến, rồi kết hợp trực tiếp, trực tuyến.

Điều này đã làm thay đổi rất nhiều từ chương trình, phương pháp giảng dạy đến năng lực sư phạm của giáo viên.

Cô Nguyễn Lan Phương cho biết dạy trực tuyến khó hơn, vất vả hơn dạy trực tiếp. Làm thế nào để thu hút học sinh? Làm thế nào để các em tương tác hiệu quả? Cập nhật các phần mềm ra sao để tăng độ hấp dẫn, hiệu quả cho bài giảng?...

Là người năng động, sáng tạo, hứng thú với công nghệ và chương trình tiên tiến ở nước ngoài, cô Phương đã chủ động đứng lớp tập huấn, hướng dẫn giáo viên các phương pháp dạy học hiện đại.

Ngoài ra, cô Nguyễn Lan Phương thành lập câu lạc bộ “Dạy học không khoảng cách”- nơi giáo viên chia sẻ các phần mềm dạy học trực tuyến, các công cụ soạn giảng, phương pháp dạy học trực tuyến hiệu quả…

Cô Nguyễn Lan Phương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai được biết đến không chỉ ở năng lực sư phạm mà còn là giáo viên rất thân thiện với học trò.
Cô Nguyễn Lan Phương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai được biết đến không chỉ ở năng lực sư phạm mà còn là giáo viên rất thân thiện với học trò (Ảnh tư liệu)

“Dịch Covid-19 buộc chúng tôi phải học, cập nhật, thay đổi thật nhanh...để đáp ứng tình hình mới. Để làm được điều đó thì không thực sự dễ dàng. Các thầy cô phải đánh đổi bằng hàng trăm, hàng nghìn giờ làm việc với máy tính...”, cô Nguyễn Lan Phương chia sẻ.

Với trọng trách là một Phó Hiệu trưởng, cô Phương bộc bạch, vào buổi tối, mỗi khi về nhà, điện thoại đổ chuông liên tục vì những cuộc gọi từ cán bộ, giáo viên của mình. Chủ đề xoay quanh việc có học sinh bỏ tiết, một học trò không chịu học, phụ huynh thiếu sự hợp tác, chương trình dạy học thay đổi, đường truyền internet bị lỗi, có học sinh là F0, F1…

Ý tưởng mới xuất phát từ tình yêu học trò

Trong thời gian giãn cách xã hội, sợ học sinh dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, cô Nguyễn Lan Phương phát động các thử thách: “Mỗi tuần một cuốn sách”, “thử thách làm việc nhà”…

Từ đó, các em học sinh vừa nâng cao khả năng tự học, sáng tạo vừa ổn định tâm lý khi không thể tới trường, giao lưu với bạn bè.

Cô Nguyễn Lan Phương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai với học trò khi chưa có dịch (Ảnh TL).
Cô Nguyễn Lan Phương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Minh Khai với học trò khi chưa có dịch (Ảnh tư liệu)

Khi học sinh đi học trở lại, thương học trò không được tham gia các hoạt động ngoại khoá do dịch COVID-19, cô Nguyễn Lan Phương nghĩ ra loạt ý tưởng cùng giáo viên thực hiện và được các em học sinh nhiệt tình ủng hộ: “Tập làm ông đồ” - Học viết thư pháp online, thăm bảo tàng Lịch sử 3D, tham gia câu lạc bộ Discovery…

Hiện, Câu lạc bộ Discovery - nơi học sinh chia sẻ các sản phẩm STEM đơn giản áp dụng những kiến thức đã học trên lớp hoặc các sản phẩm nghệ thuật, sản phẩm tái chế bảo vệ môi trường… đang hoạt động rất sôi nổi.

Sau bốn năm thực hiện nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng, cô Nguyễn Lan Phương luôn được các cấp lãnh đạo đánh giá cao về năng lực quản lý, sức sáng tạo vượt trội, nhất là được đồng nghiệp tin yêu, phụ huynh tin tưởng. Đó là động lực để cô tiếp tục cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm