Tag
Quy hoạch Thủ đô

Tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội

Tin tức 25/05/2024 19:35
aa
TTTĐ - Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài.
Tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tạo ra cơ hội mới Trình Quốc hội Quy hoạch Thủ đô tại kỳ họp thứ 7
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 định hướng sông Hồng là một trong 5 trục phát triển của Thủ đô.
Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 định hướng sông Hồng là một trong 5 trục phát triển của Thủ đô

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Một trong những nội dung quan trọng của Kết luận số 80-KL/TƯ, Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, Bộ Chính trị lưu ý nhấn mạnh một số nội dung sau:

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược; bám sát, cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan; thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.

Quy hoạch Thủ đô cần có "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội", tạo ra "cơ hội mới - giá trị mới" trong phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" cả trước mắt và lâu dài. Quy hoạch Thủ đô: Kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô"; xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lõi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh xây dựng thể chế đồng bộ, quản trị hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị nhấn mạnh, tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô; đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện. Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi). Nghiên cứu dự báo, tính toán kỹ lưỡng vấn đề dân số, phù hợp với tốc độ đô thị hoá và phát triển của Thủ đô trong từng giai đoạn.

Bộ Chính trị yêu cầu, tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, đất đai, phát triển văn hoá, quản lý phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, vệ sinh, môi trường, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, dân cư, tổ chức bộ máy, cán bộ, biên chế nhằm tạo sự chủ động sáng tạo, tăng tính tự chủ, tự lực, tự cường, tự chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm soát quyền lực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô Hà Nội.

Bộ Chính trị nhấn mạnh: Tập trung xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển đô thị theo mô thức đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh, vùng đô thị... để triển khai thực hiện hai quy hoạch của Thủ đô có hiệu quả, trong đó thể hiện rõ các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án lớn cần ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với phân kỳ thời gian, nguồn lực thực hiện, đồng thời khẳng định vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và kỷ cương quy hoạch; nghiên cứu xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch của Thủ đô để công khai các quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch, tiếp nhận các phản ánh, góp ý, giám sát thực hiện quy hoạch của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện các quy hoạch và là sản phẩm du lịch...

TS.Lê Văn Hoạt, nguyên Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội
TS.Lê Văn Hoạt, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội

Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Lê Văn Hoạt nhận xét, trước đây, việc lập quy hoạch về tổ chức không gian thường tách rời với quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến tình trạng không ăn khớp, thậm chí mâu thuẫn giữa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức không gian kinh tế - văn hóa - xã hội với việc tổ chức không gian đô thị.

Về định hướng lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã quán triệt: “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch...”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải đổi mới phương pháp lập quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị theo hướng quy hoạch tích hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử, tiết kiệm tài nguyên đất đai, năng lượng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất đai, dân số, lao động và nguồn nước.

Đọc thêm

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn Tin tức

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn

TTTĐ - Cùng với cả nước, suốt nhiều năm qua, thành phố (TP) Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công… coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tấm lòng, là văn hóa nêu gương của Thủ đô qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình Tin tức

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình

TTTĐ - Vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong lần tiếp xúc cử tri quận Ba Đình năm 2011, cán bộ, giáo viên trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn nhớ mãi hình ảnh của một vị lãnh đạo ân cần, giản dị, ấm áp.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương Tin tức

Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương

TTTĐ - Bằng những việc làm chân thành, giản dị nhưng vô cùng xúc động, người dân thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã chuẩn bị quạt, nước, mũ, bánh mì… để tiếp đón người dân cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những việc làm đó đã thể hiện sự tôn kính, trân trọng và hơn cả là tấm lòng biết ơn, tự hào đối với một người con ưu tú của quê hương.
Đoàn Ủy ban MTTQ TP Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đoàn Ủy ban MTTQ TP Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong niềm xúc động và thành kính, Đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô do Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương làm trưởng đoàn đã vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc triển khai thực hiện hiệu quả nhận thức chung cấp cao theo định hướng "6 hơn" Tin tức

Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc triển khai thực hiện hiệu quả nhận thức chung cấp cao theo định hướng "6 hơn"

TTTĐ - Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Hộ Ninh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, Đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam dự các hoạt động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ân tình nơi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thời sự

Ân tình nơi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 25/7, anh Trịnh Nghĩa Dũng (sống tại Hà Nội) đã quyết định tắt app, tình nguyện chở “free” rất nhiều người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam luôn ủng hộ Campuchia phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng

TTTĐ - Chiều 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp thân mật với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen nhân dịp Chủ tịch sang dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những hình ảnh ấm tình người trên quê hương Tổng Bí thư Thời sự

Những hình ảnh ấm tình người trên quê hương Tổng Bí thư

TTTĐ - Hôm nay (25/7), những người đến thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ được bày tỏ tấm lòng của mình với một nhà lãnh đạo đã dành cả đời tận hiến cho Nhân dân, đất nước, mà còn được chứng kiến những hình đẹp, ấm áp, nghĩa tình của người dân thôn Lại Đà.
Xem thêm