Tag

Tưng bừng khai trương phố đi bộ Sơn Tây

Đô thị 01/05/2022 01:56
aa
TTTĐ - Tối 30/4, thị xã Sơn Tây tổ chức Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài “Về Sơn Tây - Về miền di sản” và khai trương Tuyến phố đi bộ.
Điểm nhấn đặc biệt, hấp dẫn của du lịch xứ Đoài Phố đi bộ Sơn Tây đẹp lung linh trong đêm

Sau thời gian chuẩn bị công phu, tối 30/4, Thị ủy – HĐND- UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây long trọng tổ chức Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài “Về Sơn Tây - Về miền di sản” và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Các đồng chí: Phạm Tất Thắng (Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân Vận Trung ương; Nguyễn Thị Tuyến (Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội); Nguyễn Văn Phong (Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội); Phạm Thị Thanh Mai (Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội), Phạm Quí Tiên (Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội), Hà Minh Hải và Dương Đức Tuấn (Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội), Trần Anh Tuấn (Bí thư Thị ủy Sơn Tây), lãnh đạo các sở ban ngành của thành phố cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tới dự.

Tưng bừng khai trương phố đi bộ Sơn Tây
Đồng chí Trần Anh Tuấn (Bí thư Thị ủy Sơn Tây) phát biểu trong lễ Khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài “Về Sơn Tây - Về miền di sản” và khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Anh Tuấn (Bí thư Thị ủy Sơn Tây) cho hay: Sơn Tây xưa là một trong “tứ trấn”, nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, còn gọi là trấn Đoài với vị thế đã từng là thủ phủ xứ Đoài xưa, là đô thị cổ được hình thành từ thế kỷ XV. Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai vua”. Sơn Tây tự hào với 244 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 19 di tích và 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tiêu biểu như: đền Và, chùa Mía, đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, Văn Miếu Sơn Tây, Thành cổ Sơn Tây… Đặc biệt là Làng cổ Đường Lâm - ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán điển hình của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc bộ, một “bảo tàng sống” của nền văn minh nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thành cổ Sơn Tây - một trong “Tứ trấn thành” bảo vệ kinh thành Thăng Long, là tòa thành đá ong duy nhất ở Việt Nam với kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng các mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, gắn với du lịch tâm linh, văn hóa và trải nghiệm nhằm phát huy các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế đô thị của thị xã.

Tưng bừng khai trương phố đi bộ Sơn Tây

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến (Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội)đề nghị thị xã Sơn Tây cần tiếp tục phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung phương án để hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.

Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và trải nghiệm. Những quần thể văn hóa tiêu biểu trên địa bàn, cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân gôn đạt tiêu chuẩn quốc tế, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến của đông đảo du khách. Đặc biệt là hoạt động của Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây chính thức được khai trương từ ngày 30/4. Đây là một trong 4 tuyến phố đi bộ của thành phố Hà Nội. Tuyến phố đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian văn hóa cộng đồng xung quanh tòa thành 200 năm tuổi uy nghi và cổ kính, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của nhân dân địa phương và khách du lịch đến Sơn Tây mỗi dịp cuối tuần; Từ đó, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thị xã và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá xứ Đoài.

Lãnh đạo thành phố và thị xã nhấn nút khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây
Lãnh đạo thành phố Hà Nội và thị xã Sơn Tây nhấn nút khai trương Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây

Tới dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến (UV BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội) đề nghị thị xã Sơn Tây cần tiếp tục phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung phương án để hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới; chú trọng phát triển du lịch theo hướng chất lượng, bền vững; phát huy liên minh, liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp; tăng cường đầu tư phát triển và làm mới sản phẩm, điểm đến phù hợp với nhu cầu của khách du lịch; khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và tranh thủ những cơ hội mới sau đại dịch Covid-19 để đưa du lịch phát triển lên một tầm cao mới. Huy động mọi nguồn lực đầu tư để tạo động lực mới cho ngành Du lịch Sơn Tây. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch để kích cầu và khôi phục thị trường du lịch với nhiều giải pháp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; chú trọng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Sơn Tây thông qua việc triển khai hiệu quả các hoạt động của năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đồng chí cũng đề nghị UBND Thành phố, cùng với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các nhà đầu tư và toàn thể nhân dân cùng đồng hành hưởng ứng để triển khai hiệu quả các hoạt động Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài và tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Người dân tham gia các hoạt động văn hóa tại tuyến phố đi bộ
Người dân hào hứng với các hoạt động văn hóa tại tuyến phố đi bộ

Sau lễ khai mạc, các đại biểu cùng nhân dân và du khách thập phương đã cùng tham gia trải nghiệm các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao sôi động… trong không gian tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Đọc thêm

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Xem thêm