Tag

Tương lai vẫn rộng mở với thí sinh không đỗ vào lớp 10 công lập

Giáo dục 23/07/2020 15:08
aa
TTTĐ - Năm học 2020 - 2021, số học sinh đăng ký thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT là 88.928 em. Trong số đó có đến hơn 22.400 thí sinh không có suất vào trường công. Nếu không đỗ vào trường công, các em có những lựa chọn nào cho mình?
Công bố đáp án và thang điểm 3 môn thi vào lớp 10 ở Hà Nội Công bố điểm chuẩn vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cao nhất là 20,5 điểm Điểm chuẩn vào THPT chuyên Ngoại ngữ 476 thí sinh không đến dự thi môn Toán
0627 de toan3
Cuộc đua vào lớp 10 công lập luôn căng thẳng với nhiều phụ huynh và thí sinh. Tuy nhiên, không đỗ vào công lập không hẳn là thí sinh đi vào... "ngõ cụt"

Học sinh trung bình và trung bình khá khó có cơ hội

Những ngày này, thí sinh Thủ đô đang “nín thở” chờ kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Kết thúc kỳ thi, dù đề thi được đa số thí sinh và giáo viên đánh giá là “vừa sức”, “không làm khó thí sinh”, tuy nhiên, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng thí sinh đăng ký dự thi, cơ hội vào trường công cho học sinh trung bình và trung bình khá không rộng mở.

Trước đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập. Một số trường top đầu như THPT Kim Liên có tỉ lệ chọi 1/2,7. Trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông đều có tỷ lệ chọi 1/2,2. Trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ chọi là 1/2,5.

Căn cứ vào điểm chuẩn các năm và so sánh trên từng khu vực tuyển sinh, nhiều trường THPT năm nay có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 tăng vọt. Có thể kể đến trường THPT Đoàn kết (quận Hai Bà Trưng) có 3.842 học sinh đăng ký, trong đó nguyện vọng 2 là 3.058 thí sinh. Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) có đăng 3.056 thí sinh đăng ký, trong đó riêng nguyện vọng 2 có trên 2.000. Trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa) có 3.263 thí sinh đăng ký, trong đó riêng nguyện vọng 2 là 3.058.

Đồng hành cùng con trong suốt kỳ thi, chị Minh Phương (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Kỳ thi là một áp lực lớn đối với gia đình tôi. Làm cha mẹ, ai chẳng mong con có môi trường học tập tốt nhất, phù hợp nhất. Tuy nhiên, các cụ có câu “học tài, thi phận”. Vì vậy, chúng tôi hi vọng nhưng không đặt áp lực nặng nề lên con. Trong trường hợp cháu không đỗ trường công, gia đình tôi sẽ chọn 1 trường dân lập gần nhà với mức học phí phù hợp”.

Đánh giá cơ hội vào lớp 10 công lập của thí sinh, nhiều giáo viên cho rằng, thời điểm này, thí sinh cần cân nhắc kỹ khi xác nhận nhập học căn cứ vào nguyện vọng đã đăng ký trước đó.

Nhiều lựa chọn

Muốn con được vào trường công lập luôn là tâm lý của phần đông phụ huynh, trước khi suy xét xem con mình thực sự muốn gì và đang ở trình độ nào.

Chị Hoàng Thị Thắm - một phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10 ở Hà Nội chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng việc học trường tư thục, trung tâm GDTX hay các trường nghề sau khi học lớp 9 là không đủ năng lực vào THPT mà cần xem đây là việc chúng ta có thêm quyền chọn lựa. Thậm chí, lựa chọn này tốt hơn vì đó là cơ hội để thử thách năng lực ở một môi trường phù hợp. Tôi nghĩ trượt công lập chưa hẳn đi vào ngõ cụt”.

Thực tế, ngoài hệ thống giáo dục công lập, Hà Nội hiện có khoảng 100 trường THPT ngoài công lập. Theo đề án tuyển sinh năm học 2020 - 2021, các trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh, công lập tự chủ tài chính tuyển 2.788 học sinh, tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp 8.043 học sinh, tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 8.473 học sinh. Như vậy, học sinh không lo không có chỗ học mà vấn đề còn lại ở việc tìm một môi trường phù hợp với mình, khả năng tài chính của gia đình.

Anh Nguyễn Mạnh Thắng - phụ huynh ở quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng: “Không ít trường THPT ngoài công lập top đầu có tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học công lập thậm chí còn cao hơn cả mặt bằng chung”.

Trong khi cánh cửa vào trường công nhỏ, hẹp thì các trường THPT ngoài công lập có không ít chính sách thu hút học sinh. Đơn cử có thể kể đến trường THPT Đông Đô.

Theo TS Võ Thế Quân - Hiệu trưởng nhà trường: Năm học 2020 - 2021, nhà trường tuyển học sinh vào lớp 10, tuyển bổ sung vào lớp 11 và 12. Trường tuyển học sinh trên địa bàn cả nước, không phân biệt hộ khẩu. Chỉ tiêu tuyển sinh: 8 lớp 10 Ban cơ bản D (học nâng cao các môn Toán, Văn, Anh), trong đó có lớp chất lượng cao, lớp tiếng Anh nâng cao, lớp Ngoại ngữ 2 (tiếng Nhật, tiếng Hàn).

Điểm đặc biệt đáng lưu ý trong công tác tuyển sinh năm nay là, do chỉ tiêu có hạn nên trường sẽ tuyển sinh ưu tiên theo thứ tự: Tuyển thẳng đối với học sinh giỏi; tuyển học sinh có học lực khá, hạnh kiểm tốt… Ngoài được tuyển thẳng và ưu tiên xếp lớp, học sinh giỏi sẽ được vinh danh, thưởng 1 triệu đồng tại lễ khai giảng năm học mới 2020 - 2021.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm