Tag

Tuyến đường vành đai 4 giải quyết các vấn đề về giao thông cho Hà Nội

Tin tức 06/05/2021 16:16
aa
TTTĐ - Việc đầu tư phát triển tuyến đường vành đai 4 sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề: Phân luồng giao thông, Tăng cường khả năng kết nối liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh trong khu vực; Tạo điều kiện phát triển đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực Thủ đô và các tỉnh vùng Thủ đô…
Góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông Hà Nội Hà Nội tăng cường xử lý các phương tiện vi phạm giao thông

Chiều 6/5, tại buổi làm việc giữa TP Hà Nội với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc triển khai quy hoạch của Thủ tướng chính phủ về tuyến đường vành đai 4, trình bày một số nội dung liên quan tới dự án này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 23.272,86km đường bộ, do TP quản lý. Bộ Giao thông vận tải quản lý: 7 tuyến cao tốc hướng tâm; 6 cầu qua sông Hồng, sông Đuống; Các Cảng hàng không, toàn bộ mạng lưới đường sắt quốc gia, đường thủy trên các tuyến sông.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại hội nghị
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn báo cáo tại hội nghị

Mặc dù TP, Bộ Giao thông vận tải có nhiều cố gắng đầu tư nhưng đến năm 2020, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới đạt được 10,07%; Mật độ đường giao thông đạt 1,7km/km2; Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh mới được <1%; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng mới đạt được 14,70% ... Với thực tế nêu trên, tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội là không tránh khỏi và sẽ ngày càng diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, tuyến đường vành đai 3 cơ bản hoàn thành nhưng đã quá tải so với thiết kế; Các nút giao giữa các trục hướng tâm với đường vành đai 3 hiện nay thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông mà điển hình là khu vực cửa ngõ phía Nam TP.

Theo Quy hoạch được duyệt, tuyến đường vành đai 4 xác định là tuyến đường vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của TP.

Việc đầu tư phát triển tuyến đường này sẽ giải quyết cơ bản các vấn đề: Phân luồng giao thông từ xa theo các hướng; Tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh trong khu vực Vùng Thủ đô; Tạo điều kiện phát triển đô thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa vành đai 3 và vành đai 4, phát triển chuỗi 5 đô thị vệ tinh, kết nối chùm đô thị thành phố Hà Nội và các khu vực đô thị, công nghiệp vùng Thủ đô; Tạo điều kiện thuận tiện kết nối giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô; Đồng thời, có cơ sở thực tiễn, khả thi triển khai lập và thực hiện quy hoạch chi tiết hai bên tuyến để phát triển quỹ đất, tạo nguồn lực đầu tư phát triển; Tạo điều kiện phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị và nông thôn khu vực và các tỉnh vùng Thủ đô…

Về phương án đầu tư và tổng mức đầu tư dự kiến, theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, kinh phí đầu tư xây dựng theo phương án cao tốc, khoảng 105.000 tỷ đồng; Còn theo phương án cao tốc đi trên cầu cạn toàn tuyến khoảng 135.000 tỷ đồng (đã bao gồm 2 cầu lớn vượt sông Hồng); Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng theo chỉ giới 120m khoảng 25.000 tỷ đồng (trong đó Hà Nội khoảng 16.000 tỷ đồng, Hưng Yên khoảng 3.500 tỷ đồng, Bắc Ninh khoảng 5.500 tỷ đồng).

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn, với mức kinh phí đầu tư xây dựng như trên, việc đầu tư bằng vốn đầu tư công là khó khả thi, nên nghiên cứu theo hướng hỗn hợp đầu tư gồm: Đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT cho toàn tuyến; Xem xét nghiên cứu phân kỳ đầu tư để đầu tư theo cơ cấu, quy mô mặt cắt ngang (trong mọi trường hợp phải đảm bảo nối thông toàn tuyến và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng một lần).

TP Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương thống nhất quan điểm chung là cần thiết phải tổ chức triển khai đầu tư khép kín toàn tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô tại thời điểm hiện nay; Triển khai đầu tư hỗn hợp đầu tư công và phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Thành phố Hà Nội (trung tâm vùng Thủ đô) chủ trì, phối hợp cùng các địa phương có tuyến đi qua tổ chức nghiên cứu, triển khai đầu tư toàn tuyến; Bổ sung quy hoạch thành phần đường cao tốc đi trên cao.

Các địa phương có tuyến đi qua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng theo các dự án riêng trên địa bàn.

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới Tin tức

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

TTTĐ - Trước những băn khoăn và đề xuất của cử tri liên quan tới công tác cán bộ khi vận hành mô hình chính quyền mới, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian tới, TP sẽ kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra...
Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa có Công văn số 368 CV/BTGDVTU gửi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP; các đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ; các cơ quan báo chí Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia hưởng ứng Giải Búa liềm vàng 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành... Tin tức

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh Tin tức

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh

TTTĐ - UBND TP Hà Nội sẽ kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu buông lỏng quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ nay đến đến 2/9/2025.
Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân Tin tức

Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân

TTTĐ - Cử tri Thủ đô bày tỏ niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kỳ vọng mô hình này sẽ đẩy nhanh, kịp thời và hiệu quả hơn các thủ tục hành chính cho người dân. Trước niềm hân hoan đó của cử tri Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ...
Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9 Tin tức

Khoảng 30.000 người dự Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND về tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm