Tag

Tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội: Trường nội thành “nóng” vì “tỉ lệ chọi” cao

Giáo dục 24/05/2021 10:44
aa
TTTĐ - Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 từng trường công lập. Trong khi “tỉ lệ chọi” khu vực nội thành khá khốc liệt thì tại nhiều trường ở ngoại thành, số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 thấp hơn nhiều chỉ tiêu trường được giao.
Hà Nội không thay đổi phương án thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập Hầu hết các trường tư thục xét học bạ để tuyển sinh lớp 10

Hà Đông, Cầu Giấy “hot” nhất

Theo số liệu do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, trong đợt tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2021 - 2022, thành phố có hơn 93.000 học sinh ở Hà Nội đăng ký xét tuyển vào lớp 10 công lập nhưng tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường chỉ ở mức hơn 67.400.

Tuyển sinh vào lớp 10 công lập Hà Nội: Trường nội thành “nóng” vì “tỉ lệ chọi” cao
Nhiều trường THPT công lập ở khu vực Hà Đông, Cầu Giấy có "tỉ lệ chọi" cao

Nhiều trường có số lượng đăng ký nguyện vọng 1 gấp đôi so với chỉ tiêu, như trường THPT Yên Hòa: số đăng ký nguyện vọng 1 là 2.096 NV1/720 chỉ tiêu (tỷ lệ chọi 1/2).

Tương tự, trường THPT Kim Liên: 1.484 NV1/675 chỉ tiêu và trường THPT Phan Đình Phùng: 1.287 NV1/600 chỉ tiêu đều có tỷ lệ chọi khoảng1/2…

Các trường Lê Quý Đôn - Hà Đông, Nguyễn Thị Minh Khai, Quang Trung - Hà Đông, Nhân Chính, Phan Đình Phùng, Cầu Giấy cũng có số lượng thí sinh đăng ký lớn gấp hơn 2 lần so với chỉ tiêu tuyển sinh.

Như vậy, so sánh có thể thấy, năm nay, khu vực Hà Đông, Cầu Giấy có tỉ lệ thí sinh đăng ký dự tuyển nguyện vọng 1 khá cao.

Ngoài 5 trường nêu trên, một số trường vẫn giữ vị trí rất “phong độ” như: Kim Liên, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Việt Đức, Nguyễn Thị Minh Khai, Trương Định. Các trường khác gồm: Việt Nam- Ba Lan, Nguyễn Gia Thiều, Cổ Loa, Phùng Khắc Khoan, Chương Mỹ A, Xuân Mai… được đánh giá là ổn định hồ sơ đăng ký so với mọi năm.

Theo dõi số liệu thí sinh dự tuyển vào lớp 10, phụ huynh Nguyễn Thị Yến (ở quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Hà Đông đang có tốc độ tăng trưởng dân số “chóng mặt” nên việc tỉ lệ chọi cao hơn hẳn cũng không phải là chuyện quá bất ngờ. Dù lo lắng nhưng chúng tôi cũng phải tính đến phương án cho con học dân lập nếu không thể cạnh tranh vào trường công”.

Trường ngoại thành có thí sinh đăng ký thấp hơn chỉ tiêu

Trong khi khu vực nội thành “nóng” vì “tỉ lệ chọi” cao thì có đến 13 trường THPT ở Hà Nội có số lượng thí sinh đăng ký còn ít hơn chỉ tiêu tuyển sinh. Thậm chí, tại trường Nguyễn Văn Trỗi, Minh Quang, số lượng đăng ký chỉ bằng 1/2 chỉ tiêu tuyển. Cụ thể, tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, số chỉ tiêu được giao là 450, trong khi đó số thí sinh đăng ký dự tuyển nguyện vọng 1 chỉ có 220 thí sinh, thiếu 230 chỉ tiêu.

Tại trường THPT Minh Quang, chỉ tiêu được giao là 360 thí sinh, trong đó số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 chỉ có 194, thiếu 166 thí sinh.

Một số trường số NV1 và chỉ tiêu gần như bằng nhau hoặc chênh lệch không đáng kể như: Ứng Hòa B (chỉ tiêu: 400, NV1: 405); Mỹ Đức C (chỉ tiêu: 440, NV1: 443); Khương Hạ (chỉ tiêu: 240, NV1: 256); Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân (chỉ tiêu: 675 NV1: 688); Bắc Lương Sơn (chỉ tiêu: 360; NV1: 356); Thượng Cát (chỉ tiêu: 540; NV1: 535); Lưu Hoàng (chỉ tiêu: 320; NV1: 281); Đại Cường (chỉ tiêu: 280; NV1: 268).

Nếu như các năm trước, sau khi biết tỷ lệ chọi vào từng trường, học sinh nếu có nhu cầu sẽ được làm đơn xin đổi nguyện vọng (1 lần) theo thời gian quy định. Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội bãi bỏ quy định này.

Tuy nhiên, năm nay cũng là năm đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội “nới rộng” việc đăng ký nguyện vọng của học sinh, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3 (so với 2 NV như những năm trước).

Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập của Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10 và 11/6.

Cụ thể, ngày 10/6, thí sinh thi Ngữ văn vào buổi sáng, Toán vào buổi chiều. Sáng 11/6, thí sinh thi môn Ngoại ngữ và Lịch sử.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm