Tag

Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Phụ huynh, học sinh băn khoăn vì nhiều điểm mới lạ

Giáo dục 23/02/2021 08:00
aa
TTTĐ - Không được thay đổi nguyện vọng sau khi đã đăng ký. Thí sinh có tới 3 nguyện vọng để lựa chọn nhưng nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 phải thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh có hộ khẩu thường trú… Những điểm mới này trong kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 – 2022 của TP Hà Nội hiện đang khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều bày tỏ quan điểm về vấn đề này...
Thí sinh thi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội phải lưu ý điều gì? Phụ huynh, học sinh cuối cấp… “lo đứng, lo ngồi” vì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Người đồng thuận, người xôn xao lo chuyển khẩu

Có con hiện đang học lớp 9 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, 2 ngày nay, mẹ con chị Nguyễn Thu Hiền thấp thỏm như ngồi trên đống lửa vì kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 năm nay. Phụ huynh này cho rằng, nếu thí sinh chỉ được đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 ở khu vực có hộ khẩu thường trú nhưng nếu địa bàn đó không có trường top trên sẽ là một thiệt thòi vô cùng lớn.

Phụ huynh, học sinh đều hoang mang, lo lắng trước những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội
Phụ huynh, học sinh đều hoang mang, lo lắng trước những thay đổi của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Lấy ví dụ vào chính hoàn cảnh của con mình, chị Hiền cho biết, con chị có lực học khá, năm nay cháu có nguyện vọng được thi vào THPT Việt - Đức (Hoàn Kiếm) hoặc THPT Phan Đình Phùng (Ba Đình). Cả hai vợ chồng chị đều làm ở quận Hoàn Kiếm nên việc chọn trường như vậy cũng khá thuận lợi cho gia đình trong chuyện đưa đón con.

“Tuy nhiên, nếu theo quy định mới, con mình chỉ có thể đăng ký vào các trường trên địa bàn quận Hoàng Mai hoặc duy nhất 1 nguyện vọng vào trường cháu thích. Đó sẽ là một thiệt thòi lớn cho con và cơ hội đỗ của cháu cũng sẽ giảm đi”, chị Hiền cho biết.

Cũng chung suy nghĩ như chị Hiền, anh Nguyễn Mạnh Tùng (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đứng ngồi không yên vì chuyện vào lớp 10 của con trai. Nhiều ngày nay, anh đã tính đến chuyện chuyển hộ khẩu cho con về nhà người quen ở quận Ba Đình để con có thể thi vào ngôi trường THPT Phan Đình Phùng theo nguyện vọng.

Anh Tùng chia sẻ: “Mình nhận thấy điểm mới này chưa thật sự phù hợp. Nếu đăng ký nguyện vọng theo hộ khẩu thường trú nhiều học sinh học kém hơn, có nhu cầu vào trường điểm thấp hơn nhưng trên địa bàn lại chủ yếu những trường điểm cao thì không đủ sức thi. Ngược lại, học sinh có lực học khá ở các khu vực khác lại không có cơ hội. Kể cả có thêm nguyện vọng 3 thì lúc này nguyện vọng 3 cũng không thực sự ý nghĩa”.

Chính vì vậy, cũng giống như nhiều phụ huynh khác, anh Tùng và gia đình đang nghĩ đến việc “chạy hộ khẩu” cho con về đúng khu vực tuyển sinh có trường theo nguyện vọng của gia đình.

Một luồng ý kiến khác, chị Trần Minh Thư (ở quận Đống Đa, Hà Nội) lại đồng tình với kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội trong năm học 2021 - 2022 này. Chị Thư bày tỏ: “Những năm học trước, học sinh có nhu cầu đổi khu vực tuyển sinh chỉ cần làm đơn xin đổi khu vực tuyển sinh (theo mẫu), trong đơn nêu rõ lý do đổi và được hiệu trưởng trường THCS nơi theo học lớp 9 xác nhận. Nếu thực hiện theo cách này thì tạo điều kiện cho học sinh trong việc lựa chọn trường lớp theo khả năng, năng lực của mình. Những em có học lực tốt sẽ có thêm cơ hội đăng ký thi vào những trường có chất lượng tốt.

Tuy nhiên, việc này cũng dẫn đến hiện tượng đổ xô đăng ký thi vào các trường "hot". Các trường này lại thường tập trung ở mạn nội thành Hà Nội, khiến cuộc đua vào lớp 10 ở khu vực này luôn căng thẳng trong khi nhiều quận, huyện khác lại ít nguyện vọng đăng ký. Với quy định mới, chỉ cho phép đăng ký nguyện vọng và thi theo khu vực thì các vấn đề trên sẽ dần được giải quyết, học sinh giỏi sẽ dàn đều, thay vì tập trung vào một số trường "hot"”.

Dù đồng thuận nhưng chị Thư cũng cho rằng, sự thay đổi đến vào “phút 90” như thế này sẽ gây không ít khó khăn cho phụ huynh, học sinh. Đặc biệt là với các học sinh có học lực khá, muốn vào các trường THPT công lập top đầu của thành phố. Không chỉ vậy, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong hơn một năm qua cũng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập, ôn thi.

Học sinh được chọn trường THPT bất kỳ nếu chỉ có 1 nguyện vọng

Trước những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh, học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường hợp học sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào.

Về khu vực tuyển sinh, năm học 2021 - 2022, đối với các trường trung học phổ thông công lập, thành phố Hà Nội vẫn phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh như các năm học trước. Học sinh xác định khu vực tuyển sinh dựa vào hộ khẩu thường trú của học sinh (hoặc của bố, mẹ học sinh).

Với một số trường hợp cụ thể, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét tạo điều kiện để các em được đổi khu vực tuyển sinh. Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương. Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế.

Về nguyện vọng dự tuyển, mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào ba trường trung học phổ thông công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Cụ thể, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; Nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 của trường cao hơn 1 điểm so với nguyện vọng 1, điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 3 của trường cao hơn 2 điểm so với nguyện vọng 1).

Trường hợp học sinh chỉ đăng ký một nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào (học sinh sẽ trúng tuyển nếu có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển của trường).

Trường hợp học sinh đăng ký hai nguyện vọng thì cả hai nguyện vọng có thể thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định hoặc nguyện vọng thứ nhất thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định còn nguyện vọng thứ hai thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (học sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng thứ hai nếu không trúng tuyển nguyện vọng thứ nhất và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 1 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển của trường).

Khi hạ điểm chuẩn Sở GD&ĐT Hà Nội cho phép các trường nhận học sinh có nguyện vọng 2, 3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Không được đổi nguyện vọng đăng ký dự tuyển

Điểm đặc biệt, phụ huynh, thí sinh cần lưu ý, đối với năm học 2021 - 2022, học sinh không được đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký dự tuyển, học sinh cần lưu ý tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân.

Quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của thành phố, giảm bớt áp lực đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.

Quy định này được xây dựng trên căn cứ thực tế khảo sát ở kỳ tuyển sinh của các năm học trước. Thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng học sinh đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế tại nơi khác, số lượng học sinh xin đổi khu vực tuyển sinh ở những năm học trước là không nhiều.

Bên cạnh đó, nếu có học lực tốt, học sinh còn rất nhiều lựa chọn khác, không hạn chế về khu vực tuyển sinh như đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của các trường chuyên, trường trung học phổ thông có lớp chuyên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây) hoặc các trường THPT công lập tự chủ tài chính, THPT chất lượng cao, trường ngoài công lập...

Ngoài ra, học sinh còn có thể đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông thuộc các cơ sở giáo dục đại học đóng trên địa bàn thành phố.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện đăng ký nguyện vọng dự tuyển đối với học sinh nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh, đồng thời không gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập, di chuyển.

Các em học sinh lưu ý trong quá trình học và ôn tập cần bám sát nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 và của Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 3/9/2020.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 cơ bản ổn định

Năm học 2021 - 2022, Hà Nội dự kiến tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5/2021 dành cho đối tượng là các học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (hoặc bố, mẹ của học sinhcó hộ khẩu thường trú tại Hà Nội), đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD&ĐT.

Học sinh làm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Với bài thi Ngoại ngữ, học sinh tự chọn một trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn. Lưu ý, học sinh có thể đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS.

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay, xét thấy các nhà trường và học sinh hiện vẫn có thể duy trì việc dạy học, ôn tập đúng tiến độ, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất giữ nguyên phương thức thi tuyển, tổ chức kỳ thi với 4 môn thi. Trong đó, môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2021. Việc tổ chức thi tuyển 4 môn nhằm đảm bảo học sinh được giáo dục toàn diện, có chất lượng.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình huống, diễn biến thực tế của dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chuẩn bị sẵn sàng các phương án trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho học sinh.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm