Tag
TS. Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế:

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp truy vết nhanh chóng và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19

Sức khỏe 02/06/2021 18:37
aa
TTTĐ - TS. Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế, Phó trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bắc Ninh cho biết hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Đà Nẵng: Ghi nhận một trường hợp mắc Covid-19 mới trong ngày 2/6 Hải Phòng: Tạm dừng triệt để hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo Tuổi trẻ Bắc Từ Liêm tiếp sức các chiến sĩ chống dịch Người tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19 có cần tiêm nhắc lại?

Thưa ông, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch Covid-19 hiện đang được người dân các điểm nóng như Bắc Ninh, Bắc Giang thực hiện như thế nào?

PGS.TS. Trần Quý Tường: Tại Bắc Ninh, Sở Thông tin và truyền thông đã tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Tổ phân tích thông tin để phân tích các nguồn dữ liệu, đề xuất việc truy vết, xét nghiệm và đánh giá nguy cơ lây lan, khuyến nghị kịp thời trong phòng chống dịch bệnh. Hệ thống tin nhắn được xây dựng nhằm triển khai nhanh chóng, kịp thời các chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh tới tận các thành viên Tổ Covid cộng đồng.

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn tỉnh cài đặt, sử dụng và khai báo y tế điện tử trên các ứng dụng Vietnam Health Declaratioin, NCOVI, Bluezone. Đồng thời, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai tạo lập quét mã QR code và tờ khai y tế tại trụ sở cơ quan, đơn vị, khu công cộng…

 PGS.TS Trần Quý Tường thử check-in bằng QR Code tại một trụ sở ở Bắc Ninh.
PGS.TS Trần Quý Tường thử check-in bằng QR Code tại một trụ sở ở Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh có gần 580.000 người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh, chiếm hơn 42% dân số tỉnh, đứng thứ 2 trong 63 tỉnh, thành cả nước; toàn tỉnh có 10.519 cơ sở lập mã QR code từ hệ thống tờ khai y tế để người dân checkin bằng ứng dụng Bluezone.

Theo thống kê từ Hệ thống thông tin quản lý khai báo y tế, tổng số lượt khai báo y tế tại Bắc Ninh đến ngày 1/6/2021 là 1.059.179, trong đó từ ngày 1/5/2021 đến ngày 1/6/2021 là 824.862 lượt khai báo.

Đối với đối tượng công nhân, Ban quản lý các khu công nghiệp đã phối hợp với Sở TTTT xây dựng phần mềm quản lý thông tin của toàn bộ công nhân tại các khu công nghiệp, giúp cho việc quản lý, giám sát, truy vết một cách nhanh chóng khi có ca bệnh tại khu công nghiệp; đồng thời cung cấp dữ liệu kịp thời cho công tác chỉ đạo, điều hành.

Tại Bắc Giang, ngày 22/5/2021, với sự hỗ trợ của Cục CNTT Bộ Y tế, tỉnh đã thành lập Tổ giám sát, truy vết điện tử gồm 15 thành viên từ Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Tỉnh Đoàn. Các thành viên của yổ đã được cấp tài khoản, tập huấn khai thác dữ liệu từ Hệ thống thông tin quản lý khai báo y tế để giám sát, truy vết.

Tính đến ngày 1/6/2021, tổ đã thực hiện 3.976 cuộc gọi cho người dân khai báo y tế có triệu chứng hoặc có yếu tố dịch tễ, hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống dịch phù hợp với từng người hoặc chuyển thông tin cho tuyến xã, huyện tiến hành xác minh, xử lý trực tiếp. Đặc biệt dựa trên thông tin của hệ thống, tổ đã phát hiện 66 ca F1 hiện đang cách ly tại nhà và đã chuyển thông tin cho tuyến huyện quản lý theo quy định.

Tính đến ngày 31/5/2021, tỉnh Bắc Giang có 480.306 người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh, chiếm 26,63% dân số tỉnh, đứng thứ 9 trong 63 tỉnh, thành cả nước.

Với những tờ khai y tế có dấu hiệu dịch tễ sẽ được ngành Y tế xử lý ra sao, thưa ông?

PGS.TS. Trần Quý Tường: Đối với những tờ khai y tế có triệu chứng (sốt/ho/khó thở…) hoặc có yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với người bệnh, đi về từ vùng dịch…) nhân viên y tế sẽ gọi điện trực tiếp cho người dân, tiến hành xác minh thông tin và có những hướng dẫn phù hợp. Những trường hợp cần thiết nhân viên y tế tuyến xã sẽ trực tiếp đến tận nơi để xử lý.

Đối với một số điểm nóng như Bắc Ninh, Bắc Giang đều có tổ thông tin được thành lập bao gồm cán bộ của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC), Sở Thông tin và Truyền thông… Một trong những nhiệm vụ của tổ là gọi điện trực tiếp cho người dân để xác minh thông tin khai báo y tế có triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ; xác minh các phản ánh của người dân. Những trường hợp cần thiết xử lý trực tiếp, tổ sẽ chuyển thông tin xuống tuyến huyện, tuyến xã để xử lý, theo dõi.

Theo Bộ Y tế, nếu xuất hiện 1 ca F0, phải cách ly hơn 100 ca F1 (tính trung bình cả nước). Nếu muốn giảm được số ca F1 chỉ có cách phát hiện sớm các ca F0, ông có đề xuất gì trong việc ứng dụng CNTT để truy vết được F0 sớm nhất?

PGS.TS. Trần Quý Tường: Đối với công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay, việc thần tốc truy vết F0, lập danh sách F1, F2 là rất quan trọng nhằm khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Đối với các địa bàn có số ca bệnh ít, nhân viên y tế và các lực lượng khác có thể truy vết được, tuy nhiên khi số ca bệnh tăng nhiều, sẽ không đủ nhân lực để thực hiện việc truy vết trực tiếp tại địa bàn. Và lúc này, giải pháp công nghệ, là lựa chọn tối ưu.

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2666/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, một trong những mục đích quan trọng của quyết định này là hỗ trợ thực hiện khai báo y tế điện tử giúp quản lý, theo dõi y tế và phát hiện sớm ca bệnh phục vụ hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.

Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần. Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở, địa điểm... chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

Nếu như người dân và các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì khi có ca bệnh F0, việc truy vết, lập danh sách F1, F2 sẽ rất nhanh chóng, kịp thời.

Đọc thêm

LineaBon D3K2 hỗ trợ bệnh nhi điều trị tim bẩm sinh qua dự án "Đại sứ cao khỏe" Sức khỏe

LineaBon D3K2 hỗ trợ bệnh nhi điều trị tim bẩm sinh qua dự án "Đại sứ cao khỏe"

TTTĐ - "Đại sứ cao khỏe" là dự án vì cộng đồng được LineaBon triển khai trong tháng 9/2024, thu hút sự tham gia của 10.000 ba mẹ. Mỗi hashtag kèm video tham dự chương trình được LineaBon góp 10.000đ tới quỹ Trái tim cho em. Cùng với đó, LineaBon hỗ trợ thêm 100 triệu đồng, nâng tổng số tiền trao tặng tới các em nhỏ lên 200 triệu đồng.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg Sức khỏe

Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại Theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20 cm choán gần hết lồng ngực cho bệnh nhân 64 tuổi ở Thái Nguyên.
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản thông báo đến phòng y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thành phố về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng.
Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí

TTTĐ - Sáng 1/10, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, ngay sau khi có thông tin sự cố an toàn thực phẩm của một số học sinh Trường THCS Bình Minh (Huyện Thanh Oai, Hà Nội), Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn điều tra, giám sát có kết quả ban đầu.
Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão Tin Y tế

Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc; Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Các bệnh viện hỗ trợ Hà Giang điều trị nạn nhân vụ sạt lở Sức khỏe

Các bệnh viện hỗ trợ Hà Giang điều trị nạn nhân vụ sạt lở

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Giang; Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức về việc tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời người bị tai nạn sạt lở.
Cứu sống thai nhi bị suy thai do 5 vòng dây rốn quấn chặt Tin Y tế

Cứu sống thai nhi bị suy thai do 5 vòng dây rốn quấn chặt

TTTĐ - Thai nhi 35w4d, trước đó được chẩn đoán 1 vòng dây rốn quấn cổ, thai nhi hoàn toàn bình thường; mẹ bầu bị tiểu đường. Ngày 15/9, mẹ bầu cảm thấy thai nhi ít đạp dần, bằng bản năng của người mẹ, ngay lập tức chị đã tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI thăm khám.
Xem thêm