Tag

Uống thuốc trị sốt rét bừa bãi để phòng Covid-19 cẩn thận "rước thêm bệnh"

Sức khỏe 22/03/2020 16:54
aa
TTTĐ - Trước những thông tin về việc Tổng thống Donald Trump đã đề nghị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ nghiên cứu thuốc trị sốt rét trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua thuốc trị sốt rét và nhiều loại thuốc kháng sinh khác với hy vọng sẽ phòng chống được dịch bệnh.

Uống thuốc trị sốt rét bừa bãi để phòng Covid-19 cẩn thận

Thuốc trị sốt rét do Việt Nam sản xuất có tên thương mại là Cloroquin Phosphat, lọ chứa 150, 200 và 250 viên là thuốc bán theo đơn chưa được công nhận chính thức là thuốc chống Covid-19

Bài liên quan

Thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 (Covid-19) trong đó có một phụ nữ sang Séc thăm con gái

Hai bệnh nhân mắc Covid-19 đã có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần

Thêm 4 ca ở TP HCM dương tính SARS-CoV-2 (Covid-19)

Nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 đã có kết quả âm tính lần 2

Thuốc trị sốt rét có phòng được Covid-19?

Sau thông tin một số nước nghiên cứu về thuốc điều trị bệnh Covid-19, đặc biệt là hydroxychloroquine, nhiều người dân đổ xô tìm mua để tích trữ.

Nhiều người đi tìm mua thuốc chứa hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine khiến giá thuốc tăng chóng mặt. Giá thuốc trị sốt rét rất rẻ, chỉ khoảng 4.900 đồng/viên đã tăng liên tục, ngày 20/3 đã nhảy vọt lên 50.000 đồng/hộp đến 100.000 đồng/hộp giờ giá mua buôn đã trên 200.000 đồng/hộp và cửa hàng lẻ đã hết hàng.

Riêng loại thuốc nhập khẩu hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên đã tăng lên 500.000đ/hộp, nhiều nơi không có để mua.

Thực tế cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được hoàn toàn công nhận là đặc hiệu với Covid-19. Thông tin về tác dụng chữa Covid-19 của thuốc trị sốt rét mới chỉ là thông tin sơ bộ về kết quả nghiên cứu bước đầu, trên quy mô nhỏ và vẫn đang tiếp tục phải nghiên cứu kỹ thêm.

Hydroxychloroquine vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế công nhận và chính thức đưa vào phác đồ điều trị và khuyến cáo sử dụng.

Cho dù khi thuốc này được công nhận và được khuyến cáo sử dụng trong điều trị Covid-19 thì cũng chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và có liều lượng sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân. Nếu người dân có sẵn thuốc này thì cũng không được tự ý sử dụng vì có thuốc trong tay mà dùng không đúng, bệnh không khỏi mà còn gặp bất lợi do thuốc, nguy cơ khó lường.

Việc tích trữ thuốc trị sốt rét càng nguy hiểm nếu trong nhà có trẻ em, người già bị lẫn, dễ uống lầm thuốc. Nhất là trẻ nhỏ, có khi chỉ cần uống 2 viên lớn đã đủ mức ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Nếu mua với mục đích... uống sẵn cho chắc ăn thì không những không có tác dụng gì mà còn gây hại lớn đến gan, thận.

Ngộ độc vì dùng thuốc chống sốt rét

Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận trường hợp đầu tiên bị ngộ độc thuốc trị sốt rét sau khi uống để phòng Covid-19.

Bệnh nhân là nam giới, 44 tuổi, vào khoa cấp cứu bệnh viện huyện ở Hà Nội trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp... Trước đó, theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội về tác dụng của thuốc sốt rét dự phòng Covid-19, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên. Sau khi uống 15 viên chloroquine 250mg, bệnh nhân đã phải nhập viện.

Tại đây, bệnh nhân đã được rửa dạ dày, dùng than hoạt tính, thở máy không xâm nhập kịp thời. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Theo đó, các chuyên gia cảnh báo, tình trạng người dân nghe lời đồn thổi về một loại thuốc trị sốt rét có thể điều trị dự phòng Covid-19 đã khiến loại thuốc này bị đẩy giá lên cao. Điều này là hết sức nguy hiểm vì thuốc có chứa chloroquine có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như ói mửa, xuất huyết dưới da...

Bên cạnh việc điều trị, thuốc có thể gây những bất lợi không mong muốn khi dùng. Ngay cả liều điều trị thông thường vẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa nhẹ, chán ăn, nhức đầu. Nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn, ngộ độc với thần kinh và tâm thần như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thính giác, thị giác, tổn thương da, suy tim, suy gan, suy thận, thiếu máu, tan máu...

Cục Quản lý Dược cho biết, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong điều trị sốt rét, muốn điều trị bệnh khác phải có phác đồ và được Bộ Y tế phê duyệt. Hiện thuốc này không có chỉ định để điều trị Covid-19.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua thuốc trị sốt rét về uống dự phòng hay điều trị. Biện pháp dự phòng Covid-19 tốt nhất là thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thể thao...

Ngoài ra, WHO cũng đã đưa ra cảnh báo về nhiều loại thuốc khi sử dụng có thể khiến bệnh Covid-19 trầm trọng hơn. Thông báo của WHO được đưa ra sau khi Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cảnh báo thuốc chống viêm Ibuprofen này có thể làm bệnh tình trầm trọng thêm.

Lời cảnh báo của giới chức Pháp dựa trên một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí y học The Lancet, đưa ra giả thuyết cho rằng một enzyme thúc đẩy bởi các thuốc chống viêm như Ibuprofen có thể làm cho bệnh tình của bệnh nhân mắc Covid-19 trở nên trầm trọng.

Theo người phát ngôn WHO Christian Lindmeier, các chuyên gia của WHO đang xem xét nghiên cứu này để đưa ra những chỉ dẫn sâu sắc hơn. Ông nêu rõ: "Trong thời gian này, chúng tôi đề nghị sử dụng thuốc paracetamol và không dùng Ibuprofen để tự điều trị. Điều này rất quan trọng".

Các chuyên gia y tế khuyến cáo các bệnh nhân đã được điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Thuốc paracetamol cũng phải được dùng một cách cẩn trọng theo như đơn thuốc của bác sĩ bởi dùng loại thuốc này quá nhiều có thể làm tổn hại gan.

Bệnh Covid-19 gây ra những triệu chứng nhẹ trong phần lớn trường hợp, song có thể dẫn tới viêm phổi nặng và trong một số trường hợp có thể dẫn tới suy đa phủ tạng.

Ngay cả khi trước đại dịch bùng phát, giới chức Pháp đã lên tiếng báo động về những "biến chứng gây nhiễm trùng" nghiêm trọng có liên quan tới sử dụng Ibuprofen, được bán trên thị trường dưới nhiều nhãn hiệu thuốc như Nurofen và Advil và các loại thuốc chống viêm khác.

Tin liên quan

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Xem thêm