Tag

Ưu tiên các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với thanh niên

Thời sự 09/11/2018 11:41
aa
TTTĐ- Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ưu tiên các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với thanh niên

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra

Bài liên quan

Tọa đàm về dự án “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”

Phát động cuộc thi viết về phòng chống tác hại của rượu bia

Việt Nam cam kết giảm 10% tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại vào năm 2030

Việt Nam trong nhóm nước có đàn ông uống rượu bia nhiều nhất thế giới

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và nhấn mạnh sự cần thiết thể chế hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng về “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Về tên gọi của dự án Luật, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội nhất trí với tên gọi “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” như Tờ trình của Chính phủ. Một số ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia” hoặc “Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn” để hướng trọng tâm vào hành vi của người sử dụng rượu, bia; có ý kiến đề nghị lấy tên gọi là “Luật Kiểm soát rượu, bia” để điều chỉnh toàn diện các vấn đề về phòng, chống tác hại của rượu, bia; ý kiến khác đề nghị lấy tên là “Luật Phòng, chống tác hại của đồ uống có cồn” để có tính bao quát, dễ áp dụng và hạn chế việc lợi dụng luật.

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Ủy ban thấy rằng, phạm vi điều chỉnh của dự án Luật cần bao gồm cả những quy định liên quan đến việc kiểm soát kinh doanh, quảng cáo, tài trợ rượu, bia nhằm hạn chế tính sẵn có và dễ tiếp cận của rượu, bia.

Nếu chỉ đưa ra những quy định liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe thì các chính sách, giải pháp trong dự án Luật sẽ không toàn diện, công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Phạm vi điều chỉnh như vậy cũng phù hợp và trực tiếp thể chế hóa nhiệm vụ “thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá” được nêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW cũng như các cam kết quốc tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá, về cơ bản, hồ sơ dự án Luật đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nội dung dự án Luật bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, Ủy ban đồng tình với chính sách “tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình để giảm mức tiêu thụ rượu, bia” tại khoản 2 Điều 3 nhưng đề nghị cần quy định cụ thể, minh bạch nguyên tắc của lộ trình tăng thuế ngay trong Luật. Đồng thời, đề nghị bổ sung chính sách “ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với thanh niên, người chưa thành niên” và các quy định cụ thể hướng trực tiếp đến giới trẻ để ứng phó xu hướng trẻ hóa người sử dụng rượu bia, giảm thiểu những nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật và hệ lụy xã hội do rượu, bia.

Đối với các hành vi bị nghiêm cấm, Ủy ban đề nghị thể hiện điều cấm tại khoản 4 Điều 5 theo hướng cấm “ép buộc người khác sử dụng rượu, bia; cho người dưới 18 tuổi sử dụng rượu, bia”, “sử dụng người dưới 18 tuổi trong hoạt động sản xuất và buôn bán rượu bia” để đảm bảo tính toàn diện và bao quát hơn; Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi cấm “tài trợ bằng các sản phẩm rượu, bia” vào Điều 5 dự thảo Luật. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ thu hút các điều, khoản có nội dung tương tự như hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật.

Về kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia, Ủy ban nhất trí với quy định kiểm soát chặt chẽ việc quảng cáo như dự thảo Luật để hạn chế khả năng tiếp cận và tính sẵn có của rượu, bia, đồng thời, đánh giá cao việc Chính phủ đã quy định linh hoạt mức độ kiểm soát quảng cáo khác nhau đối với những sản phẩm rượu, bia có nồng độ cồn khác nhau; Có ý kiến cho rằng, hầu hết các sản phẩm bia trên thị trường có độ cồn phổ biến từ 4-5 độ, do vậy, Chính phủ cần cân nhắc khi chỉ quy định không được quảng cáo bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh và phương tiện quảng cáo ngoài trời với sản phẩm bia từ 5,5 độ đến dưới 15 độ cồn để không tạo ra khoảng trống pháp lý đối với kiểm soát quảng cáo bia.

Ủy ban cũng cơ bản nhất trí quy định về yêu cầu chung đối với quảng cáo rượu, bia để phòng ngừa giới trẻ tiếp xúc sớm với rượu, bia tại Điều 11 dự thảo Luật. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động quảng cáo không được khuyến khích giới trẻ sử dụng rượu, bia dưới mọi hình thức; nghiên cứu bổ sung quy định về không thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trước, trong và sau các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên tại điểm b khoản 1 Điều 11 bởi giới trẻ thường vẫn đến và lưu lại địa điểm tổ chức sự kiện trong thời gian trước và sau các chương trình này.

Để giảm tác hại của rượu, bia, Ủy ban cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục rà soát các quy định tại Điều 22 dự thảo Luật về phòng, ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia để tránh trùng lắp với quy định của các luật khác có liên quan và phát huy đầy đủ trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong phòng, chống tác hại rượu, bia, xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, tại các Điều 23 và 24, đề nghị Chính phủ xác định rõ nguồn kinh phí cần hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản, y tế cơ sở tham gia hoạt động phòng, chống tác hại rượu, bia và giải pháp, cơ chế để khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp, chăm sóc trẻ em, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

Về kinh phí phục vụ hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, Ủy ban thấy rằng, nếu quy định kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành thì thực trạng kinh phí dành cho công tác này cơ bản sẽ không có gì thay đổi.

Do vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để quy định trong Luật nguồn kinh phí rõ ràng, mang tính định lượng, thể hiện tính minh bạch, công khai, sự quan tâm, quyết tâm của Nhà nước đối với công tác này. Đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm báo cáo để Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát. Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ nghiên cứu để bổ sung quy định nhằm khuyến khích, huy động sự tham gia, đóng góp của các tổ chức trong nước và quốc tế, doanh nghiệp và người dân đối với các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ngoài ra, Ủy ban đề nghị Chính phủ rà soát tổng thể dự án Luật để các quy định được rõ ràng, chính xác, minh bạch; không trùng lắp; không bỏ sót trường hợp, đối tượng có liên quan đến hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia; giảm thiểu quy định ủy quyền quy định chi tiết và bảo đảm ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày trong dự thảo Luật phù hợp với quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Tin tức

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia Tiêu điểm

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim chia sẻ quan điểm chung về việc tăng cường kết nối kinh tế hướng tới phát triển bền vững, tạo thêm nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới của cả hai nước.
Xem thêm