Tag
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là phòng dịch, né tránh tiêm vắc xin

Tin Y tế 02/08/2022 15:03
aa
TTTĐ - Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức "Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh”, kết nối Bộ Y tế với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.
Các địa phương tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 Ngày 1/8, cả nước ghi nhận 1377 ca mắc mới COVID-19 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

Lo ngại nguy cơ "dịch chồng dịch"

Báo cáo về công tác phòng, chống dịch 7 tháng năm 2022 tại hội nghị, Tiến sĩ Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong 7 tháng năm 2022, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều quốc gia tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi, nhất là đại dịch COVID-19 với sự xuất hiện của những biến chủng mới có tốc độ lây lan nhanh.

Bên cạnh đó, các bệnh sốt xuất huyết, đậu mùa khỉ và viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tiếp tục xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là phòng dịch, né tránh tiêm vắc xin
Đồng chí Đào Hồng Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị

Trong 7 tháng đầu năm 2022, thế giới ghi nhận 283 triệu ca mắc COVID-19 mới, đưa tổng số ca mắc vượt 581 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong. Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của Omicron.

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự xuất hiện của cả hai biến thể phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron trong cộng đồng.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, cả nước ghi nhận hơn 9 triệu ca mắc COVID-19 (chiếm 83,9% tổng số ca mắc), hơn 8,5 triệu người khỏi bệnh (94,5%), gần 11 nghìn ca tử vong (0,1%). Tính đến nay, cả nước ghi nhận 10,7 triệu bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 9,9 triệu người đã khỏi bệnh (92%) và hơn 43 nghìn bệnh nhân tử vong (0,4%).

Vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là phòng dịch, né tránh tiêm vắc xin
Hội nghị kết nối Bộ Y tế với các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố

Bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm 2022 đến nay cả nước ghi nhận 136.075 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 45 bệnh nhân đã tử vong.

Các địa phương ghi nhận số mắc hàng tuần và tích luỹ tăng cao là: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Nam, An Giang, Long An, Đồng Tháp.

Đối với các bệnh truyền nhiễm khác như: Tay chân miệng, sốt rét, sởi, dại ghi nhận số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên bệnh tay chân miệng gia tăng cục bộ tại một số địa phương; bệnh sởi ghi nhận rải rác tại một số nơi.

Hiện chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân và các bệnh truyền nhiễm nhóm A khác.

Tốc độ tiêm ở một số địa phương hiện nay vẫn chưa đạt tiến độ

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận, đánh giá cao và tri ân sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm phòng, chống dịch bệnh của toàn ngành Y tế, từ Trung ương đến địa phương nhất là các lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu, các cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở, các y bác sĩ, nhân viên y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là phòng dịch, né tránh tiêm vắc xin
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh: "Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế cùng các cấp, các ngành, các địa phương đã rất nỗ lực, quyết tâm, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Tuy nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn diễn biến rất phức tạp, trong nước đã ghi nhận gia tăng trở lại các ca mắc COVID-19, nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị và nhiều ca bệnh chuyển nặng trong thời gian gần đây.

Cùng với đó, sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của biến thể Omicron như BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn các biến thể trước và mới nhất là các biến thể BA.2.12.1, BA.2.75 gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác là hiện hữu khi dịch bệnh đã lây lan nhanh ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… đang trong mùa cao điểm bùng phát dịch, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhận định: “Dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu. Trong khi đó, vẫn có tình trạng chủ quan, lơ là trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Thậm chí, một số nơi chưa quyết liệt, chưa có sự vào cuộc hoặc có sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành với ngành Y tế trong công tác phòng, chống dịch”.

Đề cập đến tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng, tốc độ tiêm ở một số địa phương hiện nay vẫn chưa đạt tiến độ theo yêu cầu, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; Có tình trạng né tránh tiêm vắc xin ở một bộ phận người dân. Thêm vào đó, công tác truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tham gia công tác phòng, chống dịch, nhất là công tác tiêm chủng vắc xin chưa hiệu quả

Quán triệt quan điểm đặt tính mạng của người dân lên trên hết, thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để dịch bùng phát trở lại nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các cấp, các ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh.

UBND tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ; Chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch có thể xảy ra, không để bất ngờ, bị động; Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo khuyến cáo “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị...

Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, hoàn thành sớm nhất kế hoạch đề ra; đặc biệt chú trọng việc tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 cho từng nhóm đối tượng, tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và không để vắc xin không được sử dụng kịp thời, gây lãng phí; Khẩn trương rà soát kế hoạch tiêm 6 tháng cuối năm 2022 và xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin 2023.

Đọc thêm

Mổ đẻ thành công cho sản phụ biến dạng xương Tin Y tế

Mổ đẻ thành công cho sản phụ biến dạng xương

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã mổ đẻ thành công cho sản phụ V.T.Q (ở Hà Nội) mắc bệnh loạn sản sụn bẩm sinh dẫn đến biến dạng xương với chiều cao chỉ 130cm sinh thành công bé gái 3,5kg.
Giám định y khoa, thực hiện chế độ người có công Tin Y tế

Giám định y khoa, thực hiện chế độ người có công

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành; bệnh viện thuộc các trường đại học về việc thực hiện giám định y khoa để xem xét, công nhận giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân.
Suy thận vì dưỡng da bằng "kem trộn" mua trên mạng Tin Y tế

Suy thận vì dưỡng da bằng "kem trộn" mua trên mạng

TTTĐ - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tiếp điều trị cho nhiều trường hợp mua các loại mỹ phẩm, kem trị nám, làm trắng da trên mạng dẫn đến bị ngộ độc thủy ngân.
Tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường dẫn đến biến chứng phổi Tin Y tế

Tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường dẫn đến biến chứng phổi

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tiếp nhận một nam bệnh nhân tự ý bỏ thuốc điều trị tiểu đường sau 3 tháng dẫn đến biến chứng nguy hiểm tại phổi.
Nữ bệnh nhân suýt tử vong do tiêm truyền trắng da Tin Y tế

Nữ bệnh nhân suýt tử vong do tiêm truyền trắng da

TTTĐ - Bệnh viện E đã điều trị cho một trường hợp nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ tử vong… do sử dụng phương pháp truyền chất làm trắng da không rõ thành phần tại một spa ở Hà Nôi.
Xử lý nghiêm các cơ sở cung cấp dịch vụ “giảm béo” không phép Tin Y tế

Xử lý nghiêm các cơ sở cung cấp dịch vụ “giảm béo” không phép

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi người dân hãy cân nhắc kỹ việc sử dụng dịch vụ “giảm béo không xâm lấn” được quảng cáo trên các trang mạng xã hội khi chưa kiểm chứng rõ tính pháp lý trong hoạt động của cơ sở. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ cơ sở dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không phép, người dân có thể gọi ngay đường dây nóng hoặc phản ánh qua app “Y tế trực tuyến” để Thanh tra Sở Y tế kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định.
Đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong ngành Y tế Tin Y tế

Đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong ngành Y tế

TTTĐ - Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 2943/KH-SYT về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025” (gọi tắt là Chỉ thị số 30) trong toàn ngành y tế Hà Nội.
Mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7 Tin Y tế

Mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới 11/7

TTTĐ - Sáng 4/7, Sở Y tế Hà Nội phối hợp Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2024 với chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Bệnh nhân nguy kịch sau khi hút mỡ tại Bệnh viện Kangnam Sài Gòn Tin Y tế

Bệnh nhân nguy kịch sau khi hút mỡ tại Bệnh viện Kangnam Sài Gòn

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đây là một sự cố y khoa nghiêm trọng do chính Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn thực hiện và phát hiện, được Bệnh viện Chợ Rẫy kịp thời can thiệp. Tuy nhiên, Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam Sài Gòn đã không báo cáo sự cố y khoa theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 Sức khỏe

Tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7

TTTĐ - Sáng 3/7, Ban chỉ đạo công tác Dân số và Phát triển quận Long Biên phối hợp với UBND phường Phúc Đồng tổ chức điểm truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 năm 2024 với chủ đề “Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Xem thêm