Việt Nam có hơn 15.000 ca mắc mới ung thư vú
PGS.TS Phạm Cẩm Phương chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về bệnh ung thư vú với bệnh nhân.
Bài liên quan
Lứa tuổi mắc các bệnh ung thư đang trẻ hoá
Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú tại Bệnh viện K ngang với Singapore
Nhân tài Đất Việt 2018 vinh danh 2 sản phẩm xuất sắc nhất lĩnh vực CNTT
Vẫn đạp xe 5km mỗi ngày sau mổ ung thư trực tràng 5 năm
PGS.TS Phạm Cẩm Phương – Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, câu lạc bộ sẽ là cơ hội cho nhiều người bệnh có thêm điều kiện giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật các kiến thức mới, từng bước nâng cao nhận thức trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm các biến chứng có thể xảy ra.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, ung thư vú là bệnh lý ác tính của tế bào tuyến vú. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vú bao gồm: phụ nữ trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình có mẹ, con gái, chị/em gái bị ung thư vú, hành kinh sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), phụ nữ mang thai muộn (>30 tuổi), không mang thai, không cho con bú.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng này cần phải đi khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú để điều trị kịp thời.
"Cách đơn giản nhất là chị em có thể học cách tự khám ngực của mình. Nếu chẳng may mắc bệnh ung thư vú thì hãy bình tĩnh vì đây là căn bệnh chúng ta có thể hoàn toàn chữa khỏi khi được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp"- PGS. Phương tư vấn.
Hiện nay, có thông tin cho rằng, uống nước cây dừa cạn sẽ phòng được bệnh ung thư vú, tuy nhiên, PGS.TS Phạm Cẩm Phương khẳng định: Tôi chưa thấy một báo cáo hay nghiên cứu nào nói về tác dụng phòng ung thư của cây dừa cạn. Chính vì vậy, người dân cần phải tìm hiểu kỹ, tránh nghe theo tin truyền miệng không đúng là không thăm khám hoặc sàng lọc bệnh sớm, hoặc bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.