Tag

Vĩnh Phúc: Nghị lực phi thường của nữ giáo viên có con bị bại não

Giáo dục 25/03/2021 08:26
aa
TTTĐ - Vợ giáo viên, chồng bộ đội, cứ ngỡ hạnh phúc sẽ đến trọn vẹn với chị Nguyễn Thị Định (giáo viên trường THCS Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) nhưng đâu ngờ, cuộc đời đã đem đến cho chị quá nhiều lo toan và nước mắt.
HTX Vật liệu xây dựng Tuổi trẻ (Vĩnh Phúc): Chất lượng tạo dựng phát triển bền vững Tuổi trẻ Phúc Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức ngày hội thiếu nhi khỏe, tiến bước lên Đoàn Công an huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc): Đẩy nhanh tiến độ cấp căn cước công dân gắn chíp điện tử

Hạnh phúc ngắn ngủi

Tốt nghiệp sư phạm, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Định bén duyên với anh bộ đội cùng quê tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Được gia đình nội, ngoại vun đắp mối tơ duyên, năm 2005, lễ cưới của anh chị được tổ chức trong ngập tràn hạnh phúc.

Nghị lực phi thường của nữ giáo viên có con bị bại não
Nghị lực phi thường của nữ giáo viên có con bị bại não( ảnh Hải Bùi)

Niềm vui nhân lên gấp bội khi anh chị đón đứa con đầu lòng vào năm 2016. Tiếng khóc của trẻ thơ đã làm tan biến những nhọc nhằn trong căn nhà nhỏ. Niềm vui “ngắn chẳng tày gang”, đứa con bé bỏng của anh chị phải nhập viện khi mới 4 tháng tuổi. Bác sĩ chuẩn đoán cháu bị rối ruột phải làm phẫu thuật. Lần 1 rồi lần 2, biến chứng sau khi phẫu thuật là căn bệnh bại não thể co cứng. Kể từ đó, cuộc sống của chị và gia đình là đằng đẵng những tháng ngày trong bệnh viện.

Trao đổi phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị Nguyễn Thị Định (giáo viên trường THCS Trung Hà) chia sẻ: Từ khi bị biến chứng sau phẫu thuật, cháu liên tục đau ốm. Vợ chồng cùng gia đình đã đưa đến khám chữa ở nhiều bệnh viện nhưng bệnh tình hầu khi không có biến chuyển. 15 năm nay, cháu chỉ nằm một chỗ, không thể nói cười như bạn bè cùng trang lứa. Năm 2017, gia đình có xin được tài trợ từ một quỹ thiện tâm để ghép tế bào gốc. Sau lần ghép tế bào gốc này, cháu đỡ ốm vặt và lớn hơn một chút còn mọi thứ khác dường như không có chuyển biến.

Trao đổi PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị Nguyễn Thị Định Mẹ của đứa trẻ không biết cười
Chị Nguyễn Thị Định - mẹ của đứa trẻ không biết cười trao đổi phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô,

Những năm đầu mới nhận công tác tại trường THCS Trung Hà, chị Định và gia đình đã quyết định thuê nhà gần trường để tiện cho công việc và chăm sóc con. Đồng lương giáo viên mới ra trường còn eo hẹp, chồng thì công tác xa, việc gia đình nội ngoại cũng nhiều nên chỉ thời gian ngắn, chị Định cùng gia đình chuyển về quê sinh sống.

Hằng ngày, chị đi xe máy đến trường với quãng đường cả đi và về trên 50 cây số. Con cái ban đầu nhờ ông bà nội chăm sóc, hết thời gian ở trường, chị lại nhanh chóng trở về nhà. Với chị, những buổi hội hè cùng đồng nghiệp dần trở thành một thứ hàng xa xỉ.

Mong mỏi một điều ước

Chồng của chị Định hiện đang công tác tại Trường bắn Quốc gia, thuộc Quân đoàn 2, đóng tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Với chị Định, chị thương bản thân mình một thì có lẽ chị thương chồng, thương con gấp năm, gấp mười.

Tâm sự trong nước mắt, chị Định kể: "Gia đình hiện nay có 6 thành viên, mẹ chồng năm nay đã 87 tuổi. Trước đây, khi bố chồng còn sống, ông bà vẫn tự chăm sóc bản thân và chăm lo cả con cháu. Từ khi ông mất, bà nội cũng thường xuyên bị đau ốm, có thời gian phải nằm một chỗ. Chồng đóng quân ở xa, tôi vừa chăm mẹ chồng, vừa chăm con ốm và cháu nhỏ. Cũng may, các anh chị nhà chồng và họ hàng nội, ngoại thương tình nên thường xuyên qua hỗ trợ để tôi có thời gian lên lớp.

Về phần chồng, những tháng dịch Covid-19, anh không được về nhà. Rồi mùa huấn luyện quân, trực chiến, gắc bắn có khi vài tuần, thậm chí vài tháng anh mới được về. Vì hoàn cảnh gia đình nên ngày phép hằng năm anh đều phải để dành. Có xin nghỉ phép thì chỉ xin đi một nửa, còn lại để phòng khi gia đình có việc lớn hoặc con cái ốm đau, nằm viện".

Chăm sóc con từ lúc ăn, đến lúc ngủ
Chị Định chăm sóc con từ lúc ăn, đến lúc ngủ (Ảnh Hải Bùi)

Biết hoàn cảnh gia đình chị Định, Ban Giám hiệu trường THCS Trung Hà cùng đồng nghiệp luôn tạo mọi điều kiện có thể để chị yên tâm công tác và có thêm chút thời gian chăm lo cho gia đình. Sự tin yêu, đùm đọc của đồng nghiệp cùng sự hỗ trợ của gia đình nội ngoại đã giúp chị Định dần vượt qua nghịch cảnh của cuộc sống để tận tâm cống hiến với nghề. Thành quả công tác của chị cũng đã được ghi nhận. Chị đã giành giải Nhất Hội thi giáo viên giỏi các môn Khoa học tự nhiên huyện Yên Lạc năm 2020.

Tới đây, chị Định sẽ tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chị chia sẻ: "Được nhà trường tin tưởng, các anh các chị động viên, tôi phải cố gắng hết sức tham gia hội thi. Tranh thủ những lúc ngoài giờ lên lớp, ở nhà những lúc con ngủ, tôi tìm hiểu tài liệu, viết đề tài, bồi dưỡng thêm những kiến thức, kĩ năng, phương pháp mới để áp dụng phù hợp nhất với bài dự thi của mình. Dù khó khăn đến đâu tôi vẫn nỗ lực, không ngừng cố gắng. Mục tiêu thì không đặt ra nhiều mà chủ yếu là được học hỏi từ đồng nghiệp và nhất là nhận xét của Ban Giám khảo để mình được hoàn thiện hơn về kỹ năng, nghiệp vụ".

Nói về mong ước của bản thân trong thời gian tới, chị Định ngậm ngùi: "Mong ước lớn nhất của tôi chỉ đơn giản là sức khỏe của con được cải thiện để mẹ con được bên nhau. Tôi cũng rất mong mẹ chồng khỏe lại như trước để mẹ con, bà cháu nương tựa vào nhau, chăm thằng bé cho bố yên tâm công tác.

Có điều tôi luôn trăn trở và ước mong các bác lãnh đạo có thể thấu hiểu, quan tâm đến hoàn cảnh mẹ con tôi, cho tôi được chuyển công tác về gần nhà để cho đỡ vất vả. Được về gần nhà, tôi sẽ có thời gian nhiều hơn chăm sóc mẹ già và các con, đặc biệt là con lớn bại não, chứ ở xa trường thế này, sáng thì đi từ tờ mờ, chiều về tối sẩm, nắng ráo còn đỡ, gặp phải đợt nào mưa rét thì khổ lắm.

Mỗi ngày cả đi lẫn về hơn 50 cây số, xe cộ thì cũ nát nhiều lúc dở chứng lại chậm muộn, nhờ vả anh em cũng phiền... Còn về vật chất, tôi nghĩ xã hội còn rất nhiều hoàn cảnh đáng thương hơn nên tôi không mong muốn được mọi người hỗ trợ mà nên dành cho những hoàn cảnh khác”.

Về hoàn cảnh chị Định, cô giáo Trần Thị Ngọc Hà, Chủ tịch Công đoàn trường THCS Trung Hà cho biết: "Tôi rất cảm phục quãng đường hơn 50 cây số cả đi lẫn về của cô giáo Nguyễn Thị Định trong gần 20 năm công tác (quãng đường từ xã Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội đến trường THCS Trung Hà - Yên Lạc dài khoảng 27km). Ước nguyện chuyển về dạy học gần nhà của cô là chính đáng. Tôi đã khuyên cô làm đơn gửi Phòng GD&ĐT, để các cấp quản lý quan tâm, tạo điều kiện cho cô. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn cần những giáo viên yêu nghề, nhiệt huyết và nghị lực như cô. Hy vọng, mong ước giản dị đó của cô sẽ sớm trở thành hiện thực để cô bớt đi phần nào gian nan, tiếp tục yên tâm cống hiến cho nghề".

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học Giáo dục

Hà Nội tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học

TTTĐ - Hà Nội yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch trở thành “Thành phố học tập của UNESCO”.
Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á Giáo dục

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

TTTĐ - Tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giới thiệu một số kết quả ban đầu của Báo cáo nghiên cứu “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng”. Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa tổ chức gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế Giáo dục

Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế

TTTĐ - Thành lập từ ngày 1/9/1994, khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. Khoa Chính trị học tự hào là đơn vị đào tạo lý luận chính trị, nghiên cứu khoa học có chất lượng, uy tín, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và vinh dự nhận được nhiều danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý.
Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Giáo dục

Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2024 - 2025.
Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024-2025, thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học. Trong đó có nhiều trường là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học Giáo dục

Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học

TTTĐ - Tính đến ngày hôm nay (25/9), hầu hết các trường học ở các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã hoạt động trở lại bình thường.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên Giáo dục

Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ Giáo dục

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Sáng 25/9, Đoàn công tác của trường THPT Việt Đức bao gồm đại diện BGH nhà trường, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đã trao quà hỗ trợ bà con vùng lũ ở 2 huyện Bát Xát, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Xem thêm