"Vũ điệu rửa tay" phòng Covid-19 được biên soạn ra 6 tiếng dân tộc
"Vũ điệu rửa tay" phòng Covid-19 được biên soạn ra tiếng Tày
Bài liên quan
Thêm 4 nữ bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh
Trường hợp nghi nhiễm tại Vĩnh Phúc đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (Covid-19)
Quyết không để xảy ra làn sóng thứ hai lây nhiễm dịch bệnh COVID-19
Ngoài ra “Vũ điệu rửa tay” còn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính nhằm tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến với những đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng sa.
Với nội dung truyền thông nhấn mạnh thực hiện Rửa tay thường xuyên và đúng cách là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trên cả nước hiện nay, tính đến 6h sáng ngày 3/7/2020 đã 78 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 8.859, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 120; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.040; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.699 người.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19: Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 không có; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2 là 3 ca.
Đây là thành quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, các Bộ ngành và các địa phương, cùng với đó là sự phối hợp liên ngành và các giải pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả, công khai và minh bạch góp phần giúp Việt Nam thành công bước đầu trong công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, công tác truyền thông kịp thời, chính xác và đồng bộ cũng đã góp phần không nhỏ vào thành công bước đầu của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Song song với việc cập nhật các thông tin thường xuyên, liên tục cho mọi tầng lớp người dân trong cộng đồng về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo, hướng dẫn, thông điệp truyền thông phòng chống bệnh…
Tuy nhiên, cần quan tâm nhiều hơn đến việc truyền thông quan tâm đến các đối tượng yếu thế như người dân ở khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người khiếm thính.
Theo số liệu báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của Việt Nam là 96,2 triệu người, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm 14,7% dân số cả nước, trong đó, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày có dân số đông nhất với 1,85 triệu người); 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người, Ơ - đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người).
Địa bàn sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số (DTTS) là vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các vùng núi và vùng sâu vùng xa, do vậy, còn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp cận cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công như y tế và giáo dục, khó có thể tiếp cận, cập nhật thường xuyên thông tin.
Mặt khác, nhóm người khuyết tật Việt Nam cũng là đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương do tác động của dịch bệnh Covid-19. Theo kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam (năm 2016), Việt Nam có hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng 6,2 triệu người khuyết tật. Trong đó, 930 ngàn người khiếm thính.
Người khuyết thính thường bị hạn chế trong việc giao lưu, quan hệ xã hội và kết bạn do gặp khó khăn về giao tiếp. Do đó, Bộ Y tế và UNDP Việt Nam mong muốn phát triển các tài liệu truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân cần tiếp tục thực hiện phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch hiệu quả nhưng cùng với đó là khôi phục kinh tế hậu Covid-19; Đồng thời, xây dựng tình đoàn kết, đồng thuận làm theo của cộng đồng xã hội nói chung và nhóm người dân tộc thiểu số, nhóm người khuyết tật (người khiếm thính) nói riêng để cùng chung tay bảo vệ thành quả chống dịch bệnh Covid-19 mà chúng ta đang kiểm soát tốt với thông điệp “Việt Nam không để ai bị bỏ lại phía sau”.