Tag

Xét nghiệm diện rộng “vét sạch” F0, Hà Nội cần có lộ trình cẩn trọng

Sức khỏe 12/08/2021 17:13
aa
TTTĐ - Thành phố đã lên kế hoạch xét nghiệm tổng lực 3,3 triệu mẫu. Với số lượng xét nghiệm “khủng”, Hà Nội cần chủ động có các phương án tránh tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tập trung xét nghiệm diện rộng, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng Hà Nội triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng khoảng 3,3 triệu mẫu Hà Nội xét nghiệm sàng lọc diện rộng, mở "mặt trận thứ 2" phòng, chống Covid-19 Bắt đối tượng cầm đầu đường dây làm giả phiếu kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2

Lộ trình khi xét nghiệm tổng lực diện rộng

Kế hoạch thực hiện xét nghiệm trên diện rộng bảo đảm an toàn ở mức tối đa, kết hợp với các hoạt động xét nghiệm theo truy vết, đánh giá nguy cơ lây nhiễm để trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, bùng phát. Thành phố phân chia đối tượng xét nghiệm theo các nhóm nguy cơ.

“Nhóm đỏ”: Các khu vực trong các xã, phường nguy cơ rất cao và nguy cơ cao. Các đối tượng nguy cơ cao căn cứ theo yếu tố dịch tễ, các đối tượng di chuyển nhiều, tiếp xúc nhiều như chuỗi cung ứng, chợ, lực lượng tham gia phòng, chống dịch, công nhân, bảo vệ các tòa nhà... và các khu vực nguy cơ cao khác. Đối tượng nguy cơ cao khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

“Nhóm da cam”: Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh... và các khu vực nằm trong vùng nguy cơ. Các đối tượng và các khu vực nguy cơ khác theo chỉ định chuyên môn về dịch tễ.

“Nhóm xanh”: Các đối tượng ít di chuyển tại khu vực không có dịch trong vùng xanh.

Thành phố ưu tiên sử dụng phương pháp RT-PCR. Tuy nhiên, việc triển khai xét nghiệm diện rộng cần có lộ trình thận trọng.

Triển khai xét nghiệm diện rộng tại khu vực ngõ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội
Triển khai xét nghiệm diện rộng tại khu vực ngõ Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, trước mắt, từ ngày 10 đến 17/8, thành phố triển khai lấy khoảng 300.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại 30 quận, huyện, thị xã, trong đó có 186.000 mẫu tại khu vực nguy cơ, 114.000 mẫu là đối tượng nguy cơ.

Sau đợt cao điểm này, căn cứ diễn biến dịch bệnh, Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo đánh giá nguy cơ để tiếp tục triển khai xét nghiệm theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Trước đó, ngày 10/8, đã có tổng số 71.385 mẫu được lấy tại 20 quận, huyện nêu trên, trong đó có 46.152 mẫu được lấy tại các khu vực nguy cơ cao và 25.233 mẫu là đối tượng nguy cơ cao. Kết quả, có 4.222 mẫu thuộc các khu vực nguy cơ cao âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Ngoài ra, có 416 mẫu là các đối tượng nguy cơ cao có kết quả âm tính, 1 mẫu tại quận Hoàng Mai có kết quả dương tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Tính đến 18h ngày 11/8, thành phố đã lấy được 177.924 mẫu (đạt 59% tiến độ đề ra), qua đó đã phát hiện 8 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.

Lên phương án điều trị trong tình huống có 40.000 người bệnh Covid-19

Phương pháp chống dịch năm 2020 đã mang lại kết quả tốt, tuy nhiên biến thể Covid-19 trong năm 2020 ở quy mô nhỏ, khả năng lây lan thấp. Còn trong năm 2021, biến thể virus không ngừng phát triển, khả năng lây lan cao. Việc phong tỏa truy vết, xét nghiệm, điều trị... khi con số lây nhiễm là rất lớn thì việc truy vết tìm ra F0, F1, F2... rất gian nan và tốn kém.

Dịch lan rộng, nếu ý thức người dân còn kém thì sẽ xảy ra tình trạng vẫn xuất hiện những F0, F1 đi lại ngoài đường. Bệnh viện quá tải, lực lượng y tế gồng mình chống dịch, các nơi cách ly đã kín chỗ.

Từ bài học của TP HCM, trong khi số bệnh nhân mới mắc Covid-19 vẫn duy trì ở mức cao, hệ thống bệnh viện trong các tầng điều trị rơi vào quá tải nghiêm trọng, nhiều cơ sở không còn chỗ để tiếp nhận bệnh nhân.

Người bệnh không nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn y tế kịp thời là thực tế khá phổ biến tại TP HCM và nhiều tỉnh thành phía nam khi bệnh viện mở ra đến đâu quá tải đến đó.

Do đó, song song với việc mở rộng xét nghiệm diện rộng, Hà Nội cần chuẩn bị phương án mở rộng các khu cách ly và bệnh viện điều trị để chuẩn bị cho những kịch bản xấu.

Lập chốt ở các khu vực phong toả
Lập chốt ở các khu vực phong tỏa

Ngày 6/8, Hà Nội vừa đưa vào vận hành một bệnh viện - trung tâm thu dung tại Đền Lừ (quận Hoàng Mai) với quy mô 1.000 giường để điều trị cho những người mắc Covid-19 thể nhẹ và sẽ được bổ sung khoảng 5.000 giường nữa.

Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường đang được khẩn trương xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường đang được khẩn trương xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai

Ngày 8/8, Chủ tịch UBND thành phố, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 của Hà Nội, đồng chí Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Phương án số 182/PA-UBND đáp ứng 8.000 giường để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 người bệnh Covid-19 tại thành phố.

Phương án này là nhằm để các bệnh viện có đủ điều kiện sẵn sàng thu dung, điều trị cho người bệnh; Đồng thời sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Phương án thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường bệnh điều trị người bệnh Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 10.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người mắc Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 20.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố).

Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người Covid-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống có 40.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố).

Nguyên tắc phân luồng người bệnh theo mức độ bệnh là dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị Covid-19.

Theo đó, 80% bệnh nhân không có triệu chứng, khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch, 5% bệnh nhân cần điều trị hồi sức tích cực. Do vậy, với trường hợp có 40.000 người bệnh mắc Covid-19 sẽ có 8.000 người bệnh có triệu chứng mức độ vừa và nặng (6.000 bệnh nhân mức độ vừa, 2.000 bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch)…

Thiết lập các khu vực vùng xanh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh
Thiết lập các khu vực vùng xanh tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, để có thể hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh trong đợt giãn cách thứ 2, Hà Nội cần thực hiện tốt một số biện pháp chính.

Thứ nhất, Hà Nội phải thực hiện giãn cách thật nghiêm ngặt. Đây là điều quan trọng số một để "cách ly" người nhiễm vi rút với người bình thường do vẫn còn ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng. Việc xét nghiệm diện rộng dù được triển khai cũng khó có thể "bóc" hết F0, vì có thể người dân âm tính ở thời điểm xét nghiệm nhưng sau đó lại dương tính.

Dù đánh giá kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng của thành phố là hoàn toàn hợp lý, nhưng PGS.TS Trần Đắc Phu cũng đưa ra một số lưu ý, đó là việc xét nghiệm trên diện rộng này không thể phát hiện được hết các trường hợp F0 lẩn khuất trong cộng đồng. Bởi vì không có loại xét nghiệm nào có thể đạt được mức độ chính xác 100% và cũng chưa xét nghiệm được hết 100% dân số của Hà Nội.

Thứ hai, Hà Nội có thể xét nghiệm diện rộng để phát hiện và tổ chức khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Việc xét nghiệm được thực hiện trên diện rộng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm tại các vùng nguy cơ, vùng được chỉ định, các đối tượng nguy cơ, khu công nghiệp, chuỗi cung ứng… không xét nghiệm tràn lan.

"Đặc biệt, việc xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp là hợp lý nhất, không nên sử dụng test kháng nguyên nhanh vì số mắc trong cộng đồng của Hà Nội đang rất thấp", PGCS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Thứ ba, Hà Nội cần tạo được nhiều vùng xanh an toàn (vùng không có dịch). Từ các ngõ, xóm an toàn, đường phố an toàn rồi tiến tới quận, huyện an toàn, thủ đô an toàn. Nếu như cứ giãn cách mà chủ quan, không tạo được vùng xanh an toàn thì dịch rất dễ bùng lên.

Đọc thêm

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông Tin Y tế

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành văn bản công bố danh sách 65 cơ sở khám, chữa bệnh đã liên thông thành công dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng Thông tin giám định Bảo hiểm y tế để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế Tin Y tế

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

TTTĐ - Ngày 18/4, Tập đoàn Vingroup công bố chuẩn bị khởi công Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Cần Giờ tại khu đô thị Vinhomes Green Paradise vào tháng 8/2025, theo tiêu chuẩn của Cleveland Clinic - một trong những hệ thống y tế hàn lâm hàng đầu thế giới.
Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân Làm đẹp

Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân

TTTĐ - Thanh xuân không chỉ là một giai đoạn trong đời - mà là trạng thái của sự rạng rỡ, tự tin và trọn vẹn từ nội tâm đến ngoại hình. Với triết lý tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên, Phòng khám thẩm mỹ The Pyo đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của phụ nữ Việt trong hành trình gìn giữ thanh xuân và nâng tầm diện mạo một cách khoa học, tinh tế và bền vững.
Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng Tin Y tế

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Phiếu chuyển đơn số 1076/QLD-MP, chuyển đơn tố cáo liên quan đến bà Chu Thanh Huyền, người nổi tiếng trên mạng xã hội, tới Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội để xem xét và xử lý theo thẩm quyền.
Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai Tin Y tế

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Chiều 17/4, sau khi kiểm tra thực địa tại dự án Cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng Tin Y tế

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống thuốc giả.
Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt Tin Y tế

Cấp cứu cho em bé bị bỏ rơi, người tím tái, hạ thân nhiệt

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cấp cứu một bé gái bị bỏ rơi tại bụi chuối bên bờ sông, trẻ được phát hiện trong tình trạng người tím tái, bị hạ thân nhiệt.
Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96% Tin Y tế

Chiến dịch tiêm chủng ngừa dịch sởi đợt 2 đạt 96%

TTTĐ - Ngày 17/4, theo thông tin của Bộ Y tế, tuần 15 vừa qua (từ 5/4 đến 11/4/2025), cả nước ghi nhận 4.519 trường hợp nghi sởi, giảm 6,3% so với tuần trước (4.822 trường hợp).
Xem thêm