Tag

Yến Linh vẽ "chân dung" người trẻ đô thị trong "Người không mặt"

Văn hóa 27/11/2017 10:11
aa
TTTĐ- Tập truyện “Người không mặt” gồm 14 truyện ngắn, khắc họa chân dung của những người trẻ đô thị. Họ là những thanh niên từ các vùng tỉnh lẻ về thành phố theo học rồi ở lại làm việc.

Yến Linh vẽ

Họ có ước mơ, nhiều hoài bão nhưng sâu xa trong tâm thức là những nỗi hoang mang, mất mát. Và đặc biệt, trong số đó có không ít người rơi vào tình thế mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại. Tất cả hình thành nên một nội tâm phức tạp mà đôi khi chính bản thân người trong cuộc cũng không thể nắm bắt.

Yến Linh vẽ


Dưới ngòi bút của Yến Linh, cuộc sống của những người trẻ đô thị đầy ngột ngạt, căng thẳng và áp lực. Họ luôn luôn phải xoay mòng mòng giữa cuộc sống và công việc, thậm chí đôi khi công việc trở thành một ám ảnh không ngừng như nhân vật trong truyện ngắn “Khoảng nắng”: “Một quãng đời dài trong đầu cô chỉ còn lưu tiếng giày cao gót hãnh tiến nơi tòa cao ốc văn phòng sáng lạnh, tiếng chuông điện thoại, tiếng gõ máy tính, và những deadline không bao giờ ngừng”.

Dù muốn dù không, họ đành phải trượt dài trên đường ray đã định sẵn. Không có cách nào khác ngoài đương đầu. Có những người vượt qua, nhưng cũng có những người thất bại, quỵ ngã. Lúc đó, một con người nào đó hiện diện - không còn là con người trước kia. Nhân vật “cô” trong truyện ngắn “Một cuộc chia tay” là một người như vậy: “Rồi bỗng dưng đến lúc cô quên ước mơ, quên mình đang cần gì, muốn gì. (…) Cô không cảm thấy cô đơn. Cô đã quen với nó như hơi thở. Duy chỉ vài lần, thường vào một sớm vừa hoang mang thức dậy, cô cảm thấy nặng nề khi không biết mình cần phải làm gì với cuộc đời này cho đúng cách?...”

Một cuốn sách về những người trẻ, sẽ thật thiếu sót nếu không viết về tình yêu. Ở tập truyện “Người không mặt”, Yến Linh dành phần lớn trong tổng số 14 truyện ngắn để viết về đề tài này, đó là các truyện: Nơi bầy chim không bay qua, Đỏ và đen, Một cuộc chia tay, Bơi trong lòng nước, Dương bản... Chỉ có điều, trong sự loay hoay giữa cơm áo, giữa ước mơ và thực tế, giữa hào nhoáng phù phiếm; để rồi ngay cả tình yêu - thứ cuối cùng mà những người trẻ có thể bám víu vào, cũng không thực sự thuộc về họ nữa.

Có thứ tình yêu bất định, “không có bất cứ thỏa thuận yêu đương hay gắn kết nào trước khi dọn về sống chung” giữa “anh” và Vũ trong truyện ngắn “Người không mặt”. Trong khi “anh” chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành người chồng, người cha tốt; chưa từng nghĩ tới việc sẽ gắn kết cuộc đời với một người đàn bà nào đó, cũng không chắc mình đã từng thật sự yêu một ai. Còn Vũ cũng không chắc rằng mình có thể trở thành bạn gái, vợ hay mẹ; ngày nào thức dậy cô cũng muốn bỏ đi. Nếu để gọi tên cho đúng thì đó là một tình yêu… kỳ quặc giữa hai con người kỳ quặc. Liệu họ có thể gắn kết được với nhau trong sự kỳ quặc đó?

Yến Linh vẽ


Xuất hiện trở lại với tập truyện “Người không mặt” lần này, nhà văn trẻ Yến Linh mang đến một tâm thế hoàn toàn khác lạ: trưởng thành hơn trong suy nghĩ, trong tư duy cũng như trong ngòi bút. Có lẽ, thời gian 5 năm vừa qua đủ để chị xác tín cho mình rằng, cuộc sống niềm vui, hạnh phúc cũng nhiều nhưng nỗi buồn, bất hạnh cũng lắm. Trong nỗ lực của mình, ngòi bút của Yến Linh đã chạm đến những góc khuất, đến “tảng băng chìm” trong tận sâu thẳm của mỗi nhân vật. Mà những nhân vật ấy không ở đâu xa, độc giả hẳn sẽ bắt gặp đâu đó ngoài kia, trong văn phòng, trong những căn hộ chung cư.

Đọc tập truyện “Người không mặt”, hẳn độc giả dễ dàng nhận ra không khí u ám, buồn bã trong các truyện ngắn của Yến Linh, kể cả những truyện ngắn về viết tình yêu. Thì tuổi trẻ mà, có ai không từng buồn bã, thất vọng? Viết về nỗi buồn nhưng “Người không mặt” không mang đến sự bi quan mà ngược lại, nỗi buồn đó được xem như là điều kiện đủ để tuổi trẻ có thể trưởng thành, như tâm sự của Yến Linh ở đầu cuốn sách: “Không ai dạy cho chúng ta cách vượt qua nỗi buồn, không ai dạy cho chúng ta cách hết nỗi hoang mang. Tuổi trẻ phải tự lớn lên bằng những trải nghiệm của chính mình”.

Sách được phát hành tại Nhà sách Saigon Books: 97 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh và các nhà sách trên toàn quốc.

Đây là sự trở lại văn đàn của Yến Linh 5 năm kể từ khi tiểu thuyết “Những phiên bản nằm nghiêng” ra mắt. Ngoài tiểu thuyết “Những phiên bản nằm nghiêng”, Yến Linh còn là tác giả của nhiều đầu sách như: “Dù thế nào Adam cũng sinh trước Eva”, “Mọi người đều đặc biệt”, “Ngày thôi không chờ đợi”, “Nụ cười hồn nhiên”, “Một phẩy sáu nhân hai”…, Đặc biệt, đầu năm 2007, khi đang là nữ sinh lớp 12, Yến Linh đã nhận được tặng thưởng “Tác giả trẻ” trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ. Năm đó, Yến Linh là tác giả trẻ nhất tham gia cuộc thi nhưng chùm truyện ngắn của chị, gồm: Thằng Rác, Tôi vẫn chỉ là con nít, Chuyện ba người lại cho thấy một sự quan sát và trải nghiệm già dặn. Nhà văn Dạ Ngân - trưởng ban văn xuôi báo Văn nghệ khi đó đã nhận xét: “Nếu cuộc thi này dành cho tuổi hai mươi thì có thể Linh sẽ là hiện tượng văn chương…”.

Nhận xét của nhà văn Dạ Ngân không hẳn là sự ưu ái cho một cây bút trẻ. Bằng chứng là sau đó Yến Linh đã bền bỉ sáng tác với thành quả là nhiều tập truyện ngắn liên tiếp được ra mắt. Vào năm 2010 chị cũng đã đoạt Giải nhì cuộc thi truyện ngắn “Tuổi thanh xuân” của Tập san Áo Trắng. Với tập truyện “Người không mặt” lần này ngoài minh chứng cho thấy sự bền lòng với văn chương của Yến Linh; còn là minh chứng về độ chín của cảm xúc và trải nghiệm mà chị gửi tới bạn đọc sau thời gian vắng bóng trên văn đàn.


Tin liên quan

Đọc thêm

Hội Nhà báo TP Hà Nội giành giải C gian trưng bày ấn tượng Văn hóa

Hội Nhà báo TP Hà Nội giành giải C gian trưng bày ấn tượng

TTTĐ - Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Hội báo toàn quốc 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã bế mạc sau 3 ngày hoạt động sôi nổi.
Văn hóa - báo chí hợp lực vì "sức mạnh mềm" quốc gia Văn hóa

Văn hóa - báo chí hợp lực vì "sức mạnh mềm" quốc gia

TTTĐ - Trong dòng chảy mạnh mẽ của đổi mới sáng tạo và kinh tế tri thức, báo chí và công nghiệp văn hóa không còn đơn thuần là hai hệ sinh thái riêng biệt. Đây là hai thành tố quan trọng của kinh tế sáng tạo và nếu được khai thác đúng cách, có thể hỗ trợ lẫn nhau một cách bền vững, tạo đà cho một nền công nghiệp văn hóa mang đặc trưng Việt Nam trong thời đại mới. Ông Nguyễn Bá - Tổng Biên tập VietNamNet đã có những phân tích và giải pháp rất thiết thực để văn hóa - báo chí hợp lực vì "sức mạnh mềm" của quốc gia.
Người làm báo giữ vững mạch nguồn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc” Văn hóa

Người làm báo giữ vững mạch nguồn “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”

TTTĐ - Tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam sáng 21/6, đại diện cho các nhà báo lão thành và các nhà báo trẻ đã có những chia sẻ hết sức xúc động.
Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam đồng hành cùng dân tộc Văn hóa

Một thế kỷ Báo chí Cách mạng Việt Nam đồng hành cùng dân tộc

TTTĐ - Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Báo chí phải là ngọn cờ dẫn dắt, truyền cảm hứng sáng tạo Văn hóa

Báo chí phải là ngọn cờ dẫn dắt, truyền cảm hứng sáng tạo

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu đến bạn đọc toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Báo chí đồng hành doanh nghiệp xây dựng sức mạnh mềm quốc gia Văn hóa

Báo chí đồng hành doanh nghiệp xây dựng sức mạnh mềm quốc gia

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Việt Nam đã đồng hành mạnh mẽ cùng các doanh nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH), từ việc thông tin, quảng bá sản phẩm, dẫn dắt thị hiếu, lan tỏa giá trị văn hóa đến phản biện, bảo vệ quyền lợi và góp phần tháo gỡ nút thắt chính sách.
Khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ Văn hóa

Khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ

TTTĐ - Sáng nay (21/6), Huyện ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Đông Anh đã tổ chức Lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo chùa Phúc Lâm cổ (Hoa Lâm Viên).
Không ngừng đổi mới trong kỷ nguyên báo chí số Văn hóa

Không ngừng đổi mới trong kỷ nguyên báo chí số

TTTĐ - Trong dòng chảy 100 năm của Báo chí cách mạng Việt Nam, báo Tuổi trẻ Thủ đô đóng góp 40 năm - 40 dấu ấn của từng bước nỗ lực vươn lên, đổi mới với khát vọng mạnh mẽ. Để mỗi mùa hè đến, mùa kỉ niệm “ngày của nghề”, nhìn lại những dấu chân mình đã đi qua, mỗi người trong ngôi nhà chung ở số 19 Lý Thường Kiệt lại thêm niềm tin, sự tự hào và động lực để bước tiếp về phía trước.
Bản hùng ca nghệ thuật về Báo chí cách mạng Việt Nam Nghệ thuật

Bản hùng ca nghệ thuật về Báo chí cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Tối 20/6, chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Mãi mãi tấm lòng son, ngòi bút sắc” chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện lịch sử một thế kỷ của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Nâng tầm nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại Văn hóa

Nâng tầm nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

TTTĐ - Chiều 20/6, tại Hà Nội, sau gần 2 ngày làm việc với 10 phiên thảo luận chuyên sâu, Diễn đàn Báo chí toàn quốc lần thứ II năm 2025 đã chính thức bế mạc.
Xem thêm