19.000 người đăng ký hiến tạng sau khi chết não
Bệnh nhân được ghép tim tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trong ca ghép tạng xuyên Việt, với quả tim hiến được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ra
Bài liên quan
Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dễ phát sinh tệ nạn mại dâm
1.000 sinh viên Kiến trúc sẽ hiến máu tại ngày hội “Thắp sáng trái tim hồng”
Triệt phá đường dây môi giới bán thận dưới vỏ bọc “tự nguyên hiến tạng”
"Trùm" đường dây mua bán nội tạng từng sang Campuchia bán thận
Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia ra đời năm 2013 với 5 nhân sự, trong bối cảnh nền y học ghép tạng đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng quan niệm hiến tặng mô tạng sau khi chết, chết não vẫn còn vô cùng hạn chế.
Sau 1 năm ra đời, chỉ có khoảng 200 người đăng ký hiến mô tạng và chủ yếu là cán bộ công nhân viên ngành y tế. Đến năm 2018, tấm gương bé Hải An, Vân Nhi hiến tặng giác mạc khi qua đời đã khích lệ hơn 7.000 người tới trung tâm đăng ký hiến mô tạng, nâng tổng số người đăng ký hiến tạng sau khi chết, chết não sau 5 năm lên 19.300 người.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá cao những nỗ lực, thành công của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, đồng thời chỉ rõ để ngành ghép tạng, chương trình ghép tạng quốc gia thành công, phát triển cần sự nỗ lực, vào cuộc của các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị và cộng đồng nhân dân cũng như toàn xã hội.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ, hiến mô, tạng là việc làm nhân đạo, khoa học đích thực, đồng thời kêu gọi mọi người sẵn sàng tham gia hiến tạng của mình nếu không may qua đời hoặc bị chết não, góp phần cứu người bệnh hiểm nghèo.