20 bệnh viện triển khai thành công hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh
![]() |
Nhân viên y tế thực hiện lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) tại bệnh viện
Bài liên quan
Lễ khởi động và ký kết Dự án OSCAR “Phòng chống bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh”
Chấn chỉnh việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai
Thực hiện thành công 15 ca ghép tạng chỉ trong 1 tuần
Tiếp tục mở rộng phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết
Theo đó, thống kê của Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế, đến nay, đã có 20 bệnh viện gồm: đa khoa tỉnh Phú Thọ, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, Nhân dân Gia Định, đa khoa TP Vinh, đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, đa khoa Trung ương Quảng Nam, Thống Nhất, đa khoa Trung ương Cần Thơ, Đại học Y Hà Nội, Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng, Nhi Trung ương… triển khai ứng dụng thành công hệ thống PACS.
Cũng theo Bộ Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực y tế ở các đơn vị, địa phương đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Cho đến nay tỷ lệ bao phủ hệ thống thông tin bệnh viện là 100%. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa đồng đều giữa các bệnh viện và việc kết nối liên thông dữ liệu còn khó khăn.
Cụ thể, 100% bệnh viện đã triển khai phần mềm hỗ trợ quản lý (HIS), trong đó có một số bệnh viện tự phát triển phần mềm HIS, còn lại phần lớn các bệnh viện dùng phần mềm HIS của các doanh nghiệp công nghệ thông tin; 34 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã triển khai phần mềm quản lý điều hành văn bản điện tử, thư điện tử; 36 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, đã ứng dụng phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm (LIS); hơn 90% các bệnh viện hạng I có cổng hoặc trang thông tin điện tử bệnh viện.
Hiện tại, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạt nhân đóng vai trò hỗ trợ các bệnh viện khác triển khai hoạt động y tế từ xa đã triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 11 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố gồm các bệnh viện đa khoa Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lào Cai, Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh và Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Bệnh viện hạt nhân triển khai tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa với 7 bệnh viện vệ tinh tuyến tỉnh, thành phố là các bệnh viện đa khoa Hà Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình, Điện Biên, Lào Cai, Bắc Giang. Bộ Y tế đã bổ sung thêm các bệnh viện hạt nhân gồm Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội… tham gia Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng kế hoạch để triển khai dự án y tế từ xa đến các bệnh viện hạt nhân còn lại thuộc Đề án Bệnh viện vệ tinh.
Ngoài ra, lần đầu tiên một số bệnh viện đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại Bệnh viện K (năm 2017), Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ (năm 2018), Quảng Ninh (năm 2018); ứng dụng hỗ trợ ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện; cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; trong hỗ trợ tư vấn - chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện đang được các doanh nghiệp nghiên cứu thử nghiệm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Người dân có thể mua thuốc online của Nhà thuốc An Khang qua VNeID

TP Hồ Chí Minh khuyến khích tăng sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thu hồi Giấy chứng nhận "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm"

Đại biểu Quốc hội: Không nên nhân đạo với thuốc giả, thực phẩm giả

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về mỹ phẩm

Hà Nội tổ chức 1.602 điểm uống bổ sung Vitamin A đợt 1/2025

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 từ 1- 2/6/2025

Ghi nhận hơn 600 ca mắc COVID-19, biến chủng mới có nguy hiểm?

Hệ thống Nha khoa Yenle dental: Hành trình 16 năm kiến tạo nụ cười Việt
