Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo mỹ phẩm
Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm trên địa bàn thành phố |
Theo đó, Sở Y tế đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai các quy định pháp luật về quản lý mỹ phẩm để nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Cùng với đó, các địa phương chỉ đạo các phòng, ban, lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn.
Sở Y tế cũng đề nghị các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng địa chỉ đã công bố; sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, hàng xách tay, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc; nội dung quảng cáo mỹ phẩm sử dụng hình ảnh, trang phục, bài viết của các cơ sở y tế, nhân viên y tế.
Qua đó, cơ quan chức năng xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm theo quy định; thu hồi, tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.
![]() |
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức, cùng các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo mỹ phẩm (Ảnh minh họa) |
Đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo mỹ phẩm, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị này chủ động rà soát, tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm nói chung và các quy định của pháp luật trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm nói riêng.
Đặc biệt, các cá nhân, đơn vị không được sản xuất, gia công sản phẩm mỹ phẩm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng; sản xuất, gia công hàng giả thương hiệu, giả xuất xứ…
Sở Y tế cũng đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chỉ được phép kinh doanh mỹ phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đưa sản phẩm mỹ phẩm ra lưu thông trên thị trường khi đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải chịu trách nhiệm về tính an toàn, chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Ngoài ra, các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm chỉ được phép quảng cáo các sản phẩm mỹ phẩm trên các phương tiện quảng cáo sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; đồng thời, phải tuân thủ các nội dung quảng cáo đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Sở Y tế nhấn mạnh, các cơ sở không được phép thông tin, quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với tính năng, công dụng đã công bố, hoặc quảng cáo có tính năng, công dụng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người, khiến người tiêu dùng hiểu nhầm các sản phẩm đó là thuốc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cụ bà sốc nhiễm khuẩn nặng sau tiêm khớp ở phòng khám tư

Sốt cao, đau âm ỉ vùng thượng vị mới phát hiện viêm cơ tim

Cấp cứu cho bé trai nghịch dây rút quần tự "thắt cổ"

Tăng cường kiểm tra phát hiện hành vi sản xuất, kinh doanh thuốc giả

Tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho gần 200 công nhân

Mới chớm hè, gia tăng tai nạn do máy ép nước mía, hoa quả

Cứu sống bệnh nhân sốc mất máu do bị đâm thấu bụng

Nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng

Trường ĐH Y tế Công cộng và Quỹ VinFuture hợp tác phòng chống thuốc lá điện tử học đường
