Tag

5 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Giáo dục 09/03/2024 11:00
aa
TTTĐ - Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sử dụng 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển thẳng; Xét học bạ THPT; Thi tuyển (thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực); Kết hợp thi tuyển và xét tuyển.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở rộng phạm vi kỳ thi đánh giá năng lực Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ Giúp học sinh hiểu hơn về lĩnh vực khoa học công nghệ Giúp học sinh hiểu, chọn đúng ngành Kinh tế - Luật

Với vai trò là diễn đàn của thế hệ trẻ Thủ đô và cả nước, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành đô và các đơn vị tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT”.

Tại chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành khoa học và xã hội” diễn ra vào 9h sáng 9/3/2024 tại trường THPT Thường Tín, xã Văn Phú, huyện Thường Tín, Hà Nội, các em học sinh đã tiếp cận được nhiều thông tin bổ ích.

5 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Các diễn giả chia sẻ tại chương trình đối thoại tư vấn hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức

Chương trình có sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, doanh nhân và hơn 1.000 học sinh THPT tham gia trực tiếp.

Tại chương trình, lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học trực tiếp cung cấp thông tin mới nhất về những quy định, các mốc thời gian tuyển sinh trong năm 2024, cũng như những lưu ý quan trọng khi đăng ký tuyển sinh.

Bên cạnh đó, chuyên gia từ các trường đại học đã trả lời câu hỏi của học sinh về định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường cùng nhiều lưu ý quan trọng khác khi đăng ký xét tuyển.

Chia sẻ tại chương trình, TS Phạm Văn Tư - Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội hài hước ví: “Chọn nghề như chọn người yêu/chọn nhầm một cái đi tiêu cả đời”. Do đó, các em học sinh cần tuân thủ các quy tắc khi chọn nghề. Đó là: Hiểu mình, tức là chọn nghề theo sở thích, sở trường và đầu ra phù hợp. Hiểu nghề là tìm hiểu về đặc điểm của nghề, lực học và kinh tế của gia đình mình có theo học được không?

5 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TS Phạm Văn Tư - Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ tại chương trình

Năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sử dụng 5 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Xét tuyển thẳng; Xét học bạ THPT; Thi tuyển (thi năng khiếu, thi đánh giá năng lực); Kết hợp thi tuyển và xét tuyển.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại khoản 1, 2, điều 8 của Quy chế tuyển sinh đại học; tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là diện XTT1). Thí sinh phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh về Trường ĐHSP Hà Nội.

Ưu tiên cộng điểm hoặc phỏng vấn xét tuyển thẳng nếu thí sinh có viết bài luận đạt kết quả tốt. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tổ chức thi các môn năng khiếu đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Mầm non và Giáo dục Mầm non – Sư phạm Tiếng Anh.

Trường có 2 nhóm ngành Sư phạm và nhóm ngành ngoài Sư phạm. Đặc biệt có 2 ngành mới: Sư phạm Khoa học tự nhiên va sư phạm Lịch sử - địa lý. Trường có tổng chỉ tiêu khoảng 5.000 cho các thí sinh yêu thích ngành Sư phạm.

5 phương thức xét tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Đông đảo học sinh tham quan gian hàng tư vấn tuyển sinh của các trường

Thầy Tư cũng lưu ý các em học sinh đặc biệt chú ý rèn luyện bản thân về hạnh kiểm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ tuyển các học sinh có hạnh kiểm Khá trở lên.

Bên cạnh đó, các em học sinh cũng nên lưu ý các mốc thời gian nộp hồ sơ được quy định cụ thể có trên web của trường. Các em phải luôn luôn cập nhật thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thấy khó thì phải luôn hỏi thầy cô và các thông tin đăng tải trên báo chí chính thống.

Trả lời câu hỏi của học sinh trường THPT Việt Đức về cơ hội việc làm tại ngành Sư phạm, thầy Phạm Văn Tư cho biết, tỉ lệ sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm tại ngành Sư phạm là 96,1%. Vị trí việc làm đa dạng: Giảng viên các trường đại học; giáo viên phổ thông; tư vấn giáo dục; tổ chức chính trị xã hội và nhiều ngành nghề khác.

Thầy khẳng định việc đào tạo của các trường Sư phạm rất sát với nhu cầu sử dụng của thực tế do đó khả năng có việc làm rất cao. Các cơ quan Nhà nước giảm biên chế nhưng riêng ngành Sư phạm không giảm. Học sinh đã trúng tuyển vào ngành Sư phạm sẽ được Nhà nước hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.

Do vậy, khi ra trường phải làm trong ngành Giáo dục, nếu không làm thì phải trả lại phí đào tạo. Thầy cho biết thêm hiện nay nhu cầu giáo viên các môn Nghệ thuật, Âm nhạc là rất lớn.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm