Tag

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 09/04/2016 09:01
aa
Một câu hỏi những người làm báo lâu năm thường đem ra để "truy bài" các phóng viên mới vào nghề: Dựa vào đâu để một tờ báo xây dựng sức mạnh cho mình? Hay nói cách khác, ai làm nên tên tuổi, uy tín và trọng lượng một tờ báo?

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

Một câu hỏi những người làm báo lâu năm thường đem ra để "truy bài" các phóng viên mới vào nghề: Dựa vào đâu để một tờ báo xây dựng sức mạnh cho mình? Hay nói cách khác, ai làm nên tên tuổi, uy tín và trọng lượng một tờ báo?

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

Nhắc nhở này là nhắm tới các hiểu nhầm mà các phóng viên trẻ thường mắc phải nếu như phóng viên không biết hay quên đi chính độc giả, chính lực lượng người đọc đông đảo của tờ báo là sức mạnh nội tại, tạo nên một trọng lượng, một tầm cỡ, một mức ảnh hưởng cho một tờ báo. Người phóng viên không là gì cả nếu anh chỉ biết có anh; còn ngược lại, khi anh nhận sự tin cậy, giao phó của độc giả để truy tìm thông tin, anh không còn chỉ là một con người cụ thể mà anh là đại diện cho cả triệu người đọc khác.

Chính vì thế một người bạn không ở trong ngành báo, sau khi đọc tin về đề án quy hoạch báo chí mới gọi điện nói: "Tôi thấy đề án ghi rất chi tiết, nào là cơ quan này được ra tờ báo in, cơ quan kia được làm tờ tạp chí... đầy đủ cả. Tôi chỉ có một thắc mắc thôi, vậy ai sẽ nói tiếng nói của người dân đây?"

Một ông bạn khác làm dân doanh phân bì: "Tập đoàn, tổng công ty nhà nước có thể ra báo, thế tiếng nói của bọn tôi, các doanh nghiệp tư nhân trong nước thì sao?"

Đó là góc nhìn từ ngoài ngành báo chí nhìn vào. Họ có những thắc mắc rất cụ thể như vậy. Họ cũng không thể nào hình dung được sẽ có tờ báo chính, tờ báo phụ. Họ cũng không hiểu vì sao mỗi trường đại học chẳng hạn chỉ được có một tờ tạp chí nhưng giả thử trường đại học bách khoa phải ra cả chục tạp chí chuyên ngành từ cơ khí đến tự động hóa thì giải quyết cách nào?

Thử nhìn đề án quy hoạch báo chí từ con mắt của nhà quản lý, có thể chúng ta sẽ phần nào hiểu được mục tiêu sắp xếp lại báo chí. Đó là suy nghĩ nếu hệ thống hành chính có những thứ bậc nhất định thì thứ bậc này phải được phản ánh trong sắp xếp lại các cơ quan chủ quản của báo chí theo đúng quy mô, tầm vóc của từng cơ quan báo chí.

Chính vì thế mà mục tiêu của đề án quy hoạch báo chí được nêu rất rõ: "Sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí…" Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý có nghĩa như thế nào? Đó là "Các cơ quan báo in sau khi được sắp xếp đều có cơ quan chủ quản trực tiếp là tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan cấp Bộ, ngành cấp Trung ương tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác chỉ đạo, quản lý".

Nhưng khổ nỗi đó là cách nhìn chỉ hợp lý nếu đối chiếu với báo chí nhà nước… các nước khác. Ở các nước khác, mỗi bộ có một tờ báo đã là quá nhiều, báo này nếu có chỉ lo chuyện của bộ như một tờ quảng bá cho hoạt động của bộ trong quan hệ với công chúng. Đâu có cơ quan nhà nước nào cũng có báo như Việt Nam và lại đảm nhận cho mình chức trách báo chí đầy đủ nữa.

Ở nước ta đây là một đặc thù mang tính lịch sử. Nhiều tờ báo nổi tiếng hơn cả cơ quan chủ quản – và đó là chuyện bình thường. Xin hỏi có nhiều người biết cơ quan chủ quản của tờ VnEconomy là ai không? Rồi tờ VnExpress hay tờ Dân Trí?

Báo chí toàn là báo nhà nước nhưng đã từ lâu gán cho mình nhiệm vụ nói lên tiếng nói của người dân và vì thế vai trò của cơ quan chủ quản mang tính cơ chế trong một thể chế rất riêng của Việt Nam. Có bao nhiêu độc giả nghĩ báo Tuổi Trẻ là riêng của Thành Đoàn TPHCM nữa; ai cũng nghĩ đây là tờ báo của đại chúng, một trong những tờ báo làm nên diện mạo của làng báo Việt Nam.

Nếu sắp xếp theo đề án thì sự sắp xếp này là phá vỡ một truyền thống của làng báo. Truyền thống đó hiện đã gắn với các thương hiệu có những giá trị không thể nào đo lường một cách đơn giản được. Giá trị lớn nhất là những tờ báo đó đã trở thành nơi gởi gắm tiếng nói của xã hội, không lẽ giờ phải sắp xếp lại? Đúng như người bạn thắc mắc: Ai sẽ nói tiếng nói của người dân?

Làm theo đề án quy hoạch trước tiên cần đặt câu hỏi, liệu những nơi được quyền ra báo như đề án nói có thật sự thích thú với nhiệm vụ mới này không? Lấy ví dụ Quốc hội, theo đề án, sẽ có một tờ báo in và một tờ tạp chí! Các cơ quan khác như Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước cũng vậy. Liệu Quốc hội có muốn ra báo ngày không? Hay Quốc hội sẽ nói, nhiệm vụ của chúng tôi không phải là làm báo; nhiệm vụ của tất cả các tờ báo khác là đưa tin đầy đủ về hoạt động của Quốc hội không được chối từ. Kiểm toán Nhà nước cũng nói vậy mà Tòa án nhân dân tối cao cũng nói vậy thì sao?

Bởi đây là các cơ quan công quyền. Họ muốn lắng nghe tiếng nói của người dân thông qua báo chí khách quan chứ đâu phải qua báo do họ làm? Báo của các cơ quan công quyền, nói đúng theo thông lệ, sẽ chỉ là một công cụ xúc tiến quan hệ với người dân, cung cấp thông tin cho dân là đủ.

Làm các tờ báo như thế rất khó. Chẳng hạn một tờ báo của Quốc hội làm sao chê kỳ họp này không sôi nổi, đại biểu vắng trễ nhiều? Một tờ báo của Tòa án làm sao nói một cách khách quan về các vụ xử oan sai? Và đó là chuyện bình thường, không có gì đáng trách hay đáng ngạc nhiên. Nước nào cũng vậy thôi.

Như đã nói ở đầu bài, cái làm nên tờ báo vừa là nội lực tờ báo đó, vừa là sự tin yêu giao phó của bạn đọc. Cho nên đề án mang tính một chiều, đi ngược lại với bản chất hai chiều của báo chí.

Chắc chắn thực tế phong phú sẽ không chấp nhận những tính toán cơ học như đề án được. Cứ để báo chí phát triển tự nhiên như hiện nay kèm theo quyết định cắt hẳn nguồn ngân sách cho các báo không cần thiết cho nhiệm vụ điều hành của nhà nước. Những tờ báo nào còn cần trợ cấp phải có kế hoạch rõ ràng và phải được phê duyệt. Còn lại hãy để bạn đọc quyết định tờ báo nào tồn tại, tờ báo nào phải sáp nhập, giải tán. Lúc đó báo chí sinh ra hay biến mất như một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường – đâu có gì là quan trọng.

Một trong những nhiệm vụ của báo chí là giám sát quyền lực. Nay lại trao hết quyền làm báo cho cơ quan quyền lực thì chuyện lạm quyền ắt sẽ nảy sinh. Hãy để hội đoàn làm báo vì đó là gần với tiếng nói của người dân nhất.

NGUYỄN VẠN PHÚ

(TBKTSG Online)

Tin liên quan

Đọc thêm

Cử tri tin tưởng mô hình chính quyền 2 cấp hiệu quả, sáng tạo Tin tức

Cử tri tin tưởng mô hình chính quyền 2 cấp hiệu quả, sáng tạo

TTTĐ - Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 25 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2025) của HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Thường trực HĐND thành phố đã tổng hợp kiến nghị cử tri, trong đó, kiến nghị chung đối với UBND thành phố gồm 26 câu; kiến nghị riêng theo địa bản các tổ đại biểu gồm 46 câu và kiến nghị với cấp Trung ương là 1 câu.
Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm của Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Thời sự

Toàn văn phát biểu khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm của Chủ tịch HĐND TP Hà Nội

Sáng 8-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết nghị 37 nội dung quan trọng Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét, quyết nghị 37 nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 8/7, HĐND TP Hà Nội khoá XVI tổ chức Kỳ họp thứ 25 - Kỳ họp thường lệ để xem xét, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND thành phố Hà Nội Tin tức

Khai mạc kỳ họp thứ hai mươi lăm, HĐND thành phố Hà Nội

TTTĐ - Sáng nay (8/7), Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 (kỳ họp thứ 25) của HĐND TP Hà Nội chính thức khai mạc.
Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9 Tin tức

Công bố Quyết định của Chủ tịch nước về đặc xá dịp 2/9

TTTĐ - Chiều 7/7, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Tòa án Nhân dân Tối cao và các cơ quan có liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2) nhân dịp 80 năm Quốc khánh 2/9.
Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Tiêu điểm

Tổng Bí thư: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội Tin tức

Đề xuất đưa lễ hội Jazz Montreux tới Hà Nội

TTTĐ - Ngày 7/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thụy Sĩ Thomas Gass tới chào xã giao nhân dịp nhận nhiệm kỳ mới tại Việt Nam.
Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Tiêu điểm

Tổng Bí thư chủ trì Phiên họp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Sáng 7/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp Phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo Tin tức

Hoan nghênh doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Sáng nay (7/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik.
Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc Nhân sự

Cơ quan MTTQ TP Hà Nội gồm 10 ban, 16 đơn vị trực thuộc

TTTĐ - Theo Quyết định số 9188-QĐ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP gồm 10 ban, đơn vị tham mưu giúp việc và 16 đơn vị công lập, đơn vị kinh tế trực thuộc.
Xem thêm