Ấn tượng bộ phim 3D mapping “Sử đá lưu danh”
Ấn tượng trình chiếu 3D Mapping nhân kỷ niệm 79 năm ngành Thông tin và Truyền thông Công nghệ 3D mapping, SoundScape kể câu chuyện dựng nước và giữ nước |
Nội dung bộ phim kể về một chú rùa đi tìm kiếm những giá trị ẩn sau lớp mặt đá im lìm của 82 bia tiến sĩ. Trong phim, chú rùa đã khám phá ra rằng mỗi tấm bia chính là một pho sử viết về các kỳ thi và những người đỗ đạt khoa bảng.
Sau khi bái sư và nhận được một cuốn sách quý, chú phải vượt qua thử thách khi một cơn giông lốc bất ngờ cuốn bay các trang sách.
![]() |
Bộ phim "Sử đá lưu danh" dựa trên công nghệ 3D mapping |
Trong hành trình nhặt lại từng trang, chú nhận ra nội dung cuốn sách chính là những dòng chữ trên bia đá. Tuy nhiên, một luồng sáng kỳ bí biến cuốn sách thành tảng đá thô ráp, đặt chú trước một thử thách lớn hơn.
Nhờ sự giúp sức của đàn chim gõ kiến - hóa thân thành những bàn tay nghệ nhân chạm khắc, tảng đá dần biến thành một tấm bia tiến sĩ hoàn chỉnh, biểu tượng cho trí tuệ, sự kiên trì và giá trị trường tồn của tri thức.
Chú rùa hân hoan ôm lấy tấm bia như một món quà quý giá trong khi rất nhiều chú rùa khác cũng từ xa chạy đến với một tấm bia tiến sĩ trên tay.
![]() |
Tiến sỹ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu |
Hình ảnh đắt giá nhất phim là khi các tấm bia tiến sĩ bay lên, hóa thành những cuốn sách giữa không trung rồi trở lại dáng hình bia đá trên lưng rùa. Quá trình biến hóa liên tục này mang đến thông điệp ý nghĩa: mỗi tấm bia không chỉ là khối đá vô tri mà là một pho sử sống động, lưu giữ truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.
Theo Tiến sỹ Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, câu chuyện là sự gợi mở để mỗi khách tham quan khi đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám hãy dành thời gian tìm hiểu các bia Tiến sỹ Thăng Long, như những cuốn sử bằng đá tôn vinh truyền thống học tập trong mỗi con người Việt Nam.
![]() |
Khán giả thích thú xem trong buổi ra mắt phim |
“Sau bộ phim thứ nhất và nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý từ phía khán giả, chúng tôi tâm niệm luôn cố gắng để truyền tải các giá trị của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hướng tới các các bạn trẻ, nhằm nuôi dưỡng, tiếp thêm sức sống bền vững cho những giá trị mà thế hệ cha ông ta đã để lại.
Đây là cách để lan tỏa tình yêu di sản, truyền cảm hứng học tập và trân trọng tri thức đối với công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ”, TS Lê Xuân Kiêu nói.
![]() |
Đây là sự tiếp nối của bộ phim 3D mapping “Tinh hoa đạo học”. Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/1), “Sử đá lưu danh” không chỉ là điểm nhấn độc đáo tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà còn khẳng định vai trò của công nghệ hiện đại trong việc làm sống lại giá trị di sản theo cách sáng tạo, gần gũi với thế hệ trẻ hôm nay.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại bất ngờ và bùng nổ tiếng cười

Nhà báo Long Vũ dẫn "dàn Táo" trở lại "Cuộc hẹn cuối tuần"

Những chương trình giải trí và thể thao đặc sắc không thể bỏ qua

Đình Tú, Thu Quỳnh "mở hàng" phim khung giờ mới của VTV

Đạo diễn An Thuyên gửi gắm gì trong phim hài "Tết tử tế"?

Hoa hậu Thu Hoài bất ngờ góp mặt trong phim Tết

Trương Ngọc Ánh cùng ekip "Dragonfly" tặng quà trẻ em mồ côi, người già

Trương Ngọc Ánh trở lại điện ảnh qua dự án hợp tác quốc tế

Nhà sản xuất Quốc Bảo TKM nói gì về hoa hậu đóng phim, diễn thời trang?
