eMag azine
16/05/2024 12:00
Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

16/05/2024 12:00

TTTĐ - Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, "soi đường cho quốc dân đi" và là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của đất nước.

tư tưởng

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, “soi đường cho quốc dân đi” và là nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của đất nước. Để làm suy yếu sức mạnh nội sinh, các thế lực thù địch vừa âm thầm, vừa ráo riết thực hiện nhiều hoạt động “xâm lăng văn hóa” với những thủ đoạn xâm nhập, chuyển hóa vô cùng tinh vi. Việc nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh chống “xâm lăng văn hóa” không chỉ là một yêu cầu quan trọng, cấp bách trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa hiện nay mà còn góp phần thiết thực phát huy những giá trị truyền thống của người Việt Nam, giữ cốt cách dân tộc…

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, văn hóa được coi là sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Hơn 80 năm qua Đề cương văn hóa năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thảo luận thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng ta vào đầu tháng 2 năm 1943 vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Bản Đề cương chỉ rõ, muốn hoàn thành cách mạng chính trị, Đảng ta phải đồng thời lãnh đạo cách mạng văn hóa; cách mạng giải phóng dân tộc chỉ có thể thực hiện thành công khi Đảng nắm lấy ngọn cờ văn hóa. Những luận điểm cơ bản nêu trong Đề cương đã được thực thi khẩn trương ngay sau khi Đảng ta giành được chính quyền vào tháng 8/1945.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập một ngày, ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, thông qua 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có ba nhiệm vụ liên quan văn hóa - đó là diệt giặc dốt; xóa bỏ tệ nạn thuốc phiện và thực hiện chính sách lương - giáo đoàn kết. Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta vừa được 10 tháng, thì ngày 24/11/1946, Bác Hồ đích thân chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc, khẳng định lại những luận điểm trong Đề cương Văn hóa và chỉ rõ những việc cần làm trước mắt với phương châm: “kháng chiến hóa văn hóa” và “văn hóa hóa kháng chiến”.

Xuyên suốt các kỳ đại hội Đảng văn hóa luôn được quan tâm đặc biệt. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. “Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững”. Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục) nhắc lại câu mà UNESCO đã từng khẳng định: "Ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm đến văn hóa thì hệ lụy sẽ khôn lường". Không phải chỉ kinh tế không phát triển được mà xã hội sẽ lâm vào khủng hoảng, suy thoái, đồi bại.

“Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển văn hóa, tuy nhiên vẫn có không ít những vấn đề về văn hóa đã ở mức báo động. Chẳng hạn như, trong xã hội những tệ nạn đang ngày càng tăng cả về số lượng, cường độ, mức độ và tính chất. Hay như chuyện tham nhũng, tham ô, nhũng nhiễu…, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng có thể nói nguyên nhân cơ bản vẫn là do con người, là do văn hóa.

Vì vậy, tập trung đầu tư cho văn hóa, xác định lại để quán triệt sâu sắc Đề cương về văn hóa Việt Nam cách đây 80 năm với toàn bộ những đường lối, những Nghị quyết của Đảng và đem những những đường lối đúng đắn đó vào cuộc sống thì mới có thể loại bỏ những điều không tốt đẹp trong xã hội”, ông Chức nói.

Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới vừa qua đã tạo nên thế và lực mới, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế; niềm tin của Nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là một lợi thế cực kỳ to lớn để chúng ta tăng cường lòng tự hào dân tộc, quyết tâm đổi mới và chấn hưng văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, 80 năm qua, đặc biệt là gần 40 năm đổi mới, chúng ta đã có quyền tự hào về phát triển văn hóa dân tộc và những đóng góp to lớn của lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vào công cuộc cứu quốc và kiến quốc. Nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của Nhân dân; được bảo tồn, phát huy; từng bước trở thành động lực, nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thống văn hóa như suối nguồn nuôi dưỡng tạo nên nét đẹp, cốt cách của con người Việt Nam, là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; sự hội tụ của lòng yêu nước, nhân ái, sẻ chia; tính cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe, chịu thương, chịu khó và khả năng sáng tạo, ứng phó, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng
Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, là sự hòa quyện, kết tinh giữa bản sắc văn hóa các dân tộc anh em; ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn với mọi mặt của đời sống, hướng tới phục vụ nhu cầu chính đáng của Nhân dân.

Văn hóa, văn học, nghệ thuật nước nhà đã trở thành vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận tư tưởng, như danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu đã viết: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Văn hóa góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh với cái xấu, cái ác, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực; truyền cảm hứng, cổ vũ, lan tỏa các giá trị cao đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam. Văn hóa Việt Nam đang dần vươn ra thế giới với nhiều giá trị, sản phẩm độc đáo được bạn bè quốc tế trân trọng và đón nhận.

“Giai đoạn phát triển mới với tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, mang lại những cơ hội, vận hội mới nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với công tác bảo tồn, phát triển văn hóa, văn nghệ. Những biểu hiện phi văn hóa, phản văn hóa đang diễn biến hết sức phức tạp. Cạnh tranh trong lĩnh vực văn hóa trở nên khốc liệt hơn; việc bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức mới có nhiều khó khăn hơn.

Trong dòng chảy của xã hội, chúng ta đã chứng kiến biết bao tấm gương cao đẹp, cống hiến cho cộng đồng, xã hội với khát vọng đóng góp xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn. Nhưng chúng ta cũng trăn trở, băn khoăn khi những "luồng khí độc" văn hóa tác động tiêu cực đến xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ. Giải pháp nào để "gạn đục, khơi trong" trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, công nghệ, các nền tảng mạng xã hội phát triển như hiện nay là thách thức và trách nhiệm của mỗi chúng ta”, Thủ tướng nói.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Thời gian qua, các thế lực thù địch mở rộng, đẩy mạnh “xâm lăng văn hóa”, tập trung vào công kích, xuyên tạc, bôi nhọ, tạo ra sự mâu thuẫn về nhận thức tư tưởng của Nhân dân đối với quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phủ nhận đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng. Bên cạnh đó, các đối tượng ra sức truyền bá các sản phẩm văn hóa ngoại lai, phản nhân văn, phi văn hóa nhằm kích thích tâm lý, lối sống thực dụng, sa đọa...; làm lệch chuẩn các giá trị văn hóa, đạo đức nhân ái, nhân văn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ…

Mục tiêu "xâm lăng văn hóa" của các thế lực thù địch là tiêm nhiễm làm xói mòn văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó chuyển dần sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị.


Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất.”

Tổng Bí thư NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng internet, các phương tiện truyền thông xã hội để kích động tư tưởng chống đối, lối sống thực dụng, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; núp dưới chiêu bài tự do ngôn luận, tự do sáng tác, quyền thông tin để chống phá; khuếch trương quá khích các quyền tự do, dân chủ trên lĩnh vực báo chí, văn hóa, văn nghệ. Các đối tượng móc nối với những phần tử bất mãn, chống đối trong nước, lợi dụng những sơ hở, những điểm còn hạn chế trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, tung ra các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, nói xấu, vu cáo chế độ... Thông qua việc phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch, lối sống lai căng vào xã hội, vào cán bộ, đảng viên và Nhân dân, các thế lực thù địch âm mưu từng bước tạo sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội: Hà Nội không chỉ là Thủ đô chính trị và còn là Thủ đô văn hóa, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, là biểu tượng cho giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước, nơi tụ nhân, tụ nghĩa, tụ tài của dân tộc, và là nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Vì thế, khi xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta cần có những cơ chế, chính sách vượt trội, phù hợp, ưu đãi để làm nổi bật hơn những đặc trưng này, để văn hóa Thủ đô dẫn dắt, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc nhận diện đúng và kiên quyết đấu tranh chống “xâm lăng văn hóa” không chỉ là một yêu cầu quan trọng, cấp bách trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa hiện nay mà còn góp phần thiết thực phát huy những giá trị truyền thống của người Việt Nam như yêu nước, yêu hòa bình, ý chí độc lập tự cường, đoàn kết, nhân ái và trong thời kỳ mới là những phẩm chất như sáng tạo, kỷ luật, kỷ cương, nhạy bén…; tạo “sức đề kháng” trước sự “xâm lăng” của các giá trị văn hóa ngoại lai, giữ cho được cái gốc của nền văn hóa Việt

Trước những diễn biến phức tạp, đáng báo động của tình trạng trên, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”.

Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương từng nêu vấn đề, đã có nhận xét mang tính cảnh báo mạnh mẽ rằng, lớp trẻ hiện đang đối mặt với một nghịch lý hiện hữu: Có nguy cơ “chết chìm” trong đại dương thông tin, không gian mạng, vậy mà vẫn thường xuyên “đói khát” về trí tuệ. Điều đó có nghĩa là sự "bội thực" thông tin giả đang chen lấn, đè nén con người, cản trở tìm kiếm sự thật chân chính, những hiện tượng chân thật, phản ánh bản chất thật trong khi những giả tưởng đánh lừa, xuyên tạc bản chất vẫn tràn ngập trên không gian mạng. Nó gây nên cảm giác dữ dội và dằn vặt lương tâm, ý thức trong chúng ta.

Đó là sự “đói khát” của trí tuệ giữa thời hiện đại với sự ngự trị của công nghệ thông tin, ở đó đầy rẫy sự lẫn lộn giữa các luồng thông tin đúng - sai, thật -giả, tốt - xấu. Vì vậy, để bảo vệ nhân tính của con người và các phẩm chất nhân văn của xã hội, trong phát triển, cần cung cấp cho con người, nhất là lớp người trẻ tuổi đang trưởng thành sự định hướng thông tin, thực chất là định hướng giá trị sống, tâm hồn để họ vững vàng và bản lĩnh học tập thông tin, đón nhận thông tin chân thực, đích thực, biết từ chối và phê phán những luồng thông tin xấu độc để tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng.

(còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Ngăn chặn "xâm lăng văn hóa", giữ cốt cách dân tộc":

Bài 2: Cần một "cộng đồng mạng" tỉnh táo và văn minh Bài 3: Sứ mệnh của người trẻ trong chấn hưng văn hóa Bài 4: Xây dựng "lá chắn" bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài viết: Anh Đức

Trình bày: Phạm Mạnh

Bài 1: "Bức tường thành" bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Xem bài 2 »

Phạm Mạnh